Ngày 7-8/4/1990, một kẻ phá hoại châm lửa ở khoang ba của chiếc tàu khởi hành từ Oslo, Na Uy- tàu M/S Scandinavian Star chở hành khách và ô tô. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra bởi những vật liệu dễ cháy có trên tàu (vách ngăn của khoang, rác, đèn,...) và giết chết 158 người. Con tàu được kéo về Lysekil, Thụy Điển để dập lửa và vẫn còn dùng sau đó
Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018
Hỏa hoạn tàu M/S Scandinavian Star
Ngày 7-8/4/1990, một kẻ phá hoại châm lửa ở khoang ba của chiếc tàu khởi hành từ Oslo, Na Uy- tàu M/S Scandinavian Star chở hành khách và ô tô. Ngọn lửa nhanh chóng lan ra bởi những vật liệu dễ cháy có trên tàu (vách ngăn của khoang, rác, đèn,...) và giết chết 158 người. Con tàu được kéo về Lysekil, Thụy Điển để dập lửa và vẫn còn dùng sau đó
Vụ phun trào năm 1980 của núi St.Helens
Núi St.Helens ở miền đồng quê của Washington, nước Mĩ đã yên giấc được 123 năm. Nhưng vào năm 1980, núi lửa tỉnh giấc. Nó bắt đầu nhả khói. Các chuyên gia dự đoán núi St. Helens sẽ phun trào theo kiểu thẳng đứng. Dự đoán này được căn cứ vào lần phun trào tệ nhất của nó vào vài trăm năm trước. Họ khoanh vùng những nơi sẽ bị vụ phun trào ảnh hưởng đến, và biết rằng hàng trăm hécta thung lũng sông gần đó sẽ bị ảnh hưởng bởi bùn từ trên núi. Họ cố cảnh báo Thống đốc bang nhưng bà ta cho qua vì bảo rằng không cần thiết. Trong khi đó, nhà khoa học của USGS David Johnston nghĩ rằng núi lửa sẽ phun theo chiều ngang, dựa theo các dấu hiệu tương tự với vụ phun trào của 1 núi lửa của Liên Xô vào vài chục năm trước đó, nhưng anh không được sự ủng hộ của các đồng nghiệp. Thế rồi, vào nhiều tuần sau, khi mọi người vẫn đang vui chơi ở vùng được cho là an toàn, một phần của núi lửa sụp xuống như ở thể lỏng. Núi lửa nổ tung theo chiều ngang, một cột khói phun ra từ sườn. Mọi người sửng sốt và 57 người đã thiệt mạng, kể cả David Johnston ở vị trí nghiên cứu của anh.
Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018
Hỏa hoạn King's Cross
Trong mùa mua sắm Giáng Sinh ở London năm 1987, nhà ga điện ngầm lớn nhất thành phố, King's Cross, luôn chật ních người. Mọi việc phải diễn ra rất chậm vì số lượng người khi ấy, vậy giải pháp tốt nhất trong khi chờ đó là hút thuốc. Dù nhà ga cấm hút thuốc, một nữ hành khách đã hút thuốc và thả một que diêm đang cháy xuống khe ở giữa hai bậc cầu thang của hệ thống cầu thang cuốn mà cô ta đang đứng. Ở đó, nó gặp các thứ rác tích trữ kể từ khi sân ga mở cửa sau Chiến tranh thế giới thứ hai (chưa có ai dọn nó từ lúc ấy). Một hành khách báo cho người soát vé nhưng nhân viên soát vé không nhìn thấy gì vì độ dốc của thang cuốn. Lửa bắt đầu bùng lên dữ dội vào sau đó. Hai lính cứu hỏa đã thấy ngọn lửa nhưng cho rằng dễ dập tắt nên bỏ đi. Cả thế giới lúc ấy đều chưa biết hiệu ứng đường hầm (hiệu ứng mà được phát hiện trong cuộc điều tra về chính vụ cháy này): trong hầm dốc, lửa sẽ bị chặn bởi hai bức tường hai bên nên khí nóng bay lên trên cao, cho đến khi lửa bắt vào chỗ khí ấy và cháy. Và mọi chuyện xảy ra như vậy... Ngọn lửa bùng lên thành một khối cầu lửa, lan lên quầy soát vé phía trên. 31 người chết.
Thảm họa Bhopal
Thảm họa tàu ở Eschede
Trong khi chiếc tàu số 884 'Wilhelm Konrad Rontgen' của InterCity Express (ICE) đang chạy, một bánh xe của chiếc tàu này vỡ ra vì mỏi kim loại và đâm lên sàn tàu. Mảnh còn lại ở bên dưới của sàn tàu làm trật thanh hộ bánh, đẩy tàu đi theo hai đường ray khác nhau, dù các toa vẫn được nối với nhau như bình thường. Sau đó, 1 toa đâm vào trụ cầu làm sập cây cầu. Toa đầu dừng lại phía trước, các tòa khác đâm vào nhau tạo thành một đống đổ nát chỉ dài bằng 1 toa tàu, giết chết 101 người và làm 105 người bị thương.
Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây