Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

MaSi

Mặt trăng càng ngày càng xa Trái đất

Chúng ta đã quá quen thuộc rằng Măt trăng là một vệ tinh của Trái đất. Nhưng liệu có mãi mãi như vậy không? Tổng giám đốc Viện chế tạo máy bay Nga, Gennadi Raikunov cho rằng sớm muộn thì “chị Hằng” cũng rời khỏi quỹ đạo của Địa cầu để trở thành một hành tinh độc lập. Và khi đó, Trái đất sẽ biến thành một bãi sa mạc hoang vu.


Raikunov tin rằng Mặt trăng hoàn toàn có thể lặp lại số phận của sao Thuỷ, như các giả thuyết đã từng nói: sao Thuỷ vốn là vệ tinh của sao Kim nhưng đã tách ra thành một hành tinh riêng. Sau đó, điều kiện của sao Kim không còn thuận lợi cho sự sống, mặc dù hành tinh này cũng thuộc loại giống như Trái đất.
Trong cuộc Triển lãm máy bay tại Bourger (Pháp), Tổng giám dốc Viện chế tạo máy bay Nga đã tuyên bố: “ Mỗi năm, Mặt trăng lại xa Trái đất một chút. Sẽ có một ngày Trái đất sẽ rơi vào tình trạng bất lợi như sao Kim, không thể sống được nữa vì khí quyển bị ô nhiễm nặng nề, áp suất rất cao, hiệu ứng nhà kính trở nên nguy hiểm…”.
Theo nhà khoa học này, các nhà nghiên cứu vũ trụ phải quan tâm đến việc nếu mất đi vệ tinh thiên nhiên của mình, trên Trái đất sẽ xảy ra những chuyện gì để có kế hoạch ứng phó.
Gennadi Raikunov là người từ rất lâu đã quan tâm đến Mặt trăng. Ông đã gọi Mặt trăng là “lục địa thứ bảy” của Trái đất và nêu ý kiến cần phải xây dựng nó thành một căn cứ đa chức năng, với mục đích chính là để khai thác nguồn tài nguyên trên đó.
Hiện nay Mặt trăng chuyển động xung quanh Trái đất trên quỹ đạo hình ellip theo chiều ngược kim đồng hồ (nếu nhìn từ cực Bắc) với tốc độ chừng 1,02 km/giây. Một chuyên gia của Viện thiên văn mang tên Sternberg khẳng định rằng Mặt trăng đang xa dần Trái dất nhưng không đáng kể, mỗi năm chỉ 38 milimet. “Phải hàng tỷ năm nữa chu kỳ quay của Mặt trăng quanh Trái đất mới tăng lên gấp rưỡi. Nó không thể bay khỏi Trái đất. Nó lấy năng lượng đâu mà “chạy trốn” được ?”, ông nói.
Một nhà khoa học khác của Viện này là Vladimir Surdin cho biết: Quá trình đang cách xa khỏi Trái đất của Mặt trăng không phải vô tận. Đến một thời điểm nào đó, nó sẽ bị hút lại. Ông nói thêm: Dưới ảnh hưởng của thuỷ triều Mặt trời (chứ không phải thuỷ triều của Mặt trăng) gây ra, tốc độ quay của Trái đất giảm dần nên tốc độ rời xa Trái đất của Mặt trăng cũng giảm đi. Năm tỷ năm sau, bán kính cực đại của quỹ đạo Mặt trăng chỉ còn 463.000 km.
Ông nhận định: "Điều khẳng định “Mặt trăng sẽ từ bỏ quỹ đạo của Trái đất để trở thành một hành tinh” như Raukunov nói sẽ không bao giờ xảy ra. Thuỷ triều Mặt trời, tuy yếu ớt song vẫn tiếp tục lảm Trái đất quay chậm lại, mà điều này làm Mặt trăng càng gần Trái đất hơn”.
Nhiều nhà khoa học khác cũng cho rằng cho dù Mặt trăng có không còn là vệ tinh của Trái đất nữa thì nó cũng không biến Trái đất thành một hành tinh chết chóc như sao Kim. Người đứng đầu phòng thí nghiệm Hành tinh học so sánh của Viện Địa hoá học và Hoá phân tích thuộc VHLKH LB Nga là Alexandr Bazilevski bình luận: “Giả sử Mặt trăng có bỏ chúng ta mà đi, đêm sẽ tối đen, không còn nước thuỷ triều lên xuống nơi biển khơi thì chúng ta vẫn sống".
Các đồng nghiệp của Raikunov cũng không đồng ý với ông là sao Thuỷ trước đây đã từng là vệ tinh của sao Kim. Bazilevski cho rằng: “Những tính toán chứng minh rằng điều này có thể xảy ra, chứ không phải đã từng xảy ra”, cũng như “Trái đất và sao Thuỷ không phát triển giống nhau vì bầu khí quyển của sao Thuỷ chứa nhiều đồng vị nặng của hidro là đơteri mà Trái đất thì không.
Điều này cho thấy xưa kia trên sao Thuỷ có khá nhiều nước. Khi nước bị phân huỷ trên tầng cao thành hidro và ôxi thì những đồng vị nhẹ của hidro thoát vào vũ trụ nhanh hơn các đồng vị nặng”.
Tóm lại, chẳng có gì phải lo lắng. Ít ra năm tỷ năm nữa, chúng ta vẫn có những cuộc dạo chơi lãng mạn dưới ánh trăng thanh.
Tuấn Hà (VietNamNet)

Thứ Năm, 29 tháng 3, 2018

MaSi

Nhà máy sản xuất máy bay của Boeing bất ngờ bị mã độc WannaCry tấn công, toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động

Tưởng như mã độc WannaCry đã được kiểm soát, tuy nhiên vẫn có nhiều biến thể tồn tại và đe dọa tấn công.


Theo báo cáo mới nhất của Seattle Times, một nhà máy sản xuất của Boeing tại Charleston, Nam Carolina đã bị mã độc WannaCry tấn công vào hôm thứ 4 vừa qua. Kỹ sư trưởng Mike VanderWel của Boeing đã phải gửi một thông báo tới toàn bộ công ty, kêu gọi tạm thời dừng tất cả các hoạt động.

Một số bộ phận quan trọng thuộc dây chuyền sản xuất và lắp ráp tự động của Boeing, như một bộ phận có tên là 777 đã không thể hoạt động. Boeing lo ngại mã độc có thể đã bị lây nhiễm trong các thiết bị sử dụng cho việc thử nghiệm các chức năng của máy bay, do đó có thể dẫn đến việc lây lan sang hệ thống phần mềm của máy bay.

Mã độc WannaCry đã từng gây chấn động toàn cầu vào tháng 12 năm 2017, sau đó sự việc tạm thời lắng xuống. Các vụ tấn công trên toàn cầu đã gây ra rất nhiều thiệt hại, khiến dữ liệu bị mã hóa và không thể sử dụng được, làm tê liệt nhiều hệ thống quan trọng của bệnh viện và ngân hàng.

Các hacker đứng sau mã độc WannaCry yêu cầu những khoản tiền chuộc bằng Bitcoin, để cung cấp công cụ giải mã dữ liệu. Hiện tại vẫn có nhiều biến thể của mã độc WannaCry tồn tại và tiếp tục đe dọa tấn công. Microsoft cũng đã phải phát hành bản vá lỗ hổng để ngăn chặn mã độc này tấn công, nhưng có vẻ như các bản vá vẫn chưa thể đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Tham khảo: Theverge
tvd
Trí Thức Trẻ

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

MaSi

Bê bối Facebook để lộ thông tin người dùng

Bê bối Facebook lộ dữ liệu của 50 triệu khách hàng tác động tới cuộc bầu cử Mỹ đang ngày càng phức tạp. 

Facebook đang lâm vào một cuộc khủng hoảng chưa từng có liên quan tới dữ liệu người dùng. Cuối tuần trước, giới truyền thông đưa tin Facebook đã để Cambridge Analytica tiếp cận trái phép dữ liệu của 50 triệu người dùng Mỹ trong chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2016. Sự việc đang thu hút sự chú ý của toàn thế giới và ngày càng phức tạp.

Cambridge Analytica là gì?

Cambridge Analytica là công ty được nhóm chiến dịch tranh cử của Tổng thống Mỹ - Donald Trump thuê năm 2016. Công ty này được rót vốn một phần nhờ tỷ phú đầu tư Robert Mercer và gia đình - nhà tài trợ cho Đảng Cộng hòa của ông Trump.
Cambridge Analytica cũng có nhiều mối quan hệ với các cựu cố vấn và cố vấn hiện tại của ông Trump. Cựu chiến lược gia trưởng của Nhà Trắng - Steve Bannon là cựu phó giám đốc công ty này. Cố vấn Kellyanne Conway của Nhà Trắng cũng từng cố vấn cho họ.
Cambridge Analytica còn hợp tác với Công ty truyền thông SCL Group (Anh) - chuyên cung cấp dữ liệu, phân tích và chiến lược cho các chính phủ và tổ chức quân sự trên thế giới. Phần giới thiệu trên Twitter của Cambridge Analytica cho biết họ cung cấp dịch vụ "tìm đối tượng mục tiêu theo hành vi", cũng như "hỗ trợ các chiến dịch chính trị" và "hỗ trợ kỹ thuật số".

Tại sao Cambridge Analytica lại là tâm điểm chú ý?

Scandal bùng phát từ cuối tuần trước, khi New York Times và truyền thông Anh đưa tin Cambridge Analytica cố tác động lên cử tri Mỹ bằng việc dùng thông tin lấy được của 50 triệu người dùng Facebook. Facebook thì cho biết số dữ liệu này đã được thu thập từ vài năm trước, một cách hợp pháp, bởi giáo sư tâm lý học Aleksandr Kogan.
Khi đó, Facebook cho phép ông Kogan thu thập thông tin từ những người download ứng dụng của ông này, để làm một bài test về tính cách. Người dùng Facebook cũng cho Kogan quyền thu thập thông tin bạn bè của họ.
Tuy nhiên, sau đó, Kogan lại đưa số dữ liệu này cho SCL Group và Cambridge Analytica, khi ấy đang phát triển các công cụ có thể sử dụng để tác động lên cử tri. Facebook cho biết việc chuyển dữ liệu này là phạm luật. Cambridge Analytica khẳng định đã xóa hết dữ liệu năm 2015 khi họ nhận ra đã vi phạm quy định của Facebook.
Từ cuối tuần trước, công ty này vẫn liên tục bảo vệ mình trên Twitter. "Quảng cáo không mang tính cưỡng ép. Con người thông minh hơn chứ", họ cho biết.

Diễn biến mới nhất

Facebook đã phong tỏa tài khoản mạng xã hội của Cambridge Analytica và SCL, đồng thời yêu cầu Cambridge Analytica đồng ý một cuộc kiểm tra để xác định toàn bộ dữ liệu đã bị xóa bỏ. Cambrige Analytica đồng ý, nhưng cuộc kiểm tra đã bị Anh hoãn lại.
Văn phòng Ủy ban Thông tin Anh thông báo đang chờ lấy lệnh của tòa án để thực hiện cuộc điều tra của chính cơ quan này. Còn Facebook sẽ thực hiện điều tra riêng.
Trong khi đó, nội bộ Cambridge Analytica cũng đang lục đục. Công ty này đã đình chỉ chức vụ với CEO Alexander Nix từ hôm qua, sau các báo cáo cho thấy ông từng bàn bạc về hối lộ và gài bẫy. Lệnh đình chỉ này có hiệu lực ngay lập tức, "để chờ một cuộc điều tra độc lập, toàn diện", công ty cho biết trong thông báo.
Thông báo này được đưa ra chỉ ngay trước khi kênh Channel 4 News của Anh đến giờ phát sóng một bản tin trong series tìm hiểu các việc làm của công ty này. Một đoạn video rò rỉ hôm qua cho thấy Nix khẳng định đã gặp ông Trump "nhiều lần" và công ty này phụ trách việc thu hút sự chú ý cho các hoạt động tranh cử của ông.
"Chúng tôi đã làm tất cả việc nghiên cứu số liệu, phân tích, chọn đối tượng. Chúng tôi chạy toàn bộ chiến dịch kỹ thuật số, trên TV, và dữ liệu của chúng tôi cung cấp thông tin làm chiến lược", Nix nói.
Trong một video khác, Alex Tayler - Giám đốc dữ liệu của Cambridge Analytica cũng nói rằng các nghiên cứu của công ty này đứng sau việc ông Trump thắng phiếu đại cử tri.
"Ông Trump thua 3 triệu phiếu phổ thông, nhưng lại thắng phiếu đại cử tri, đó là nhờ dữ liệu và nghiên cứu. Đó là lý do vì sao ông ấy đắc cử", Tayler cho biết.
Trong một thông báo, Nix phủ nhận công ty này tham gia hối lộ hoặc gài bẫy. Cambridge Analytica cũng cho biết sẽ có một điều tra độc lập. "Các bình luận của ông Nix do Channel 4 bí mật ghi lại được, cùng các cáo buộc khác không đại diện cho giá trị hay hoạt động của công ty. Và việc đình chỉ cho thấy sự nghiêm túc của chúng tôi với sự vi phạm này", thông báo cho biết.

Cuộc khủng hoảng tại Facebook

Sự việc cũng khiến Facebook chịu ảnh hưởng nghiêm trọng. Mạng xã hội lớn nhất thế giới đang đối mặt với sự dò xét và ngờ vực từ các nhà làm luật cũng như công chúng thế giới. Chính trị gia tại cả Mỹ, Anh và EU đều đang kêu gọi Facebook cùng CEO Mark Zuckerberg trả lời các câu hỏi liên quan đến Cambridge Analytica. Các chuyên gia nhận định, công ty này sẽ chẳng thể làm được gì nếu như bản thân Facebook không "bật đèn xanh" hoặc không thực sự mạnh tay trước những thương vụ chính trị như vậy.
Cổ phiếu Facebook đã mất giá 6,8% hôm thứ Hai - mạnh nhất gần 4 năm. Hôm qua, mã này tiếp tục mất hơn 4,4% sau thông tin Ủy ban Giao dịch Liên bang Mỹ được cho là đang điều tra sự việc, và Giám đốc Bảo mật của Facebook - Alex Stamos sắp nghỉ việc. Tổng cộng trong 2 phiên đầu tuần, cổ phiếu Facebook đã giảm từ 185 USD xuống 165 USD, khiến vốn hóa mất hơn 60 tỷ USD.
Bản thân CEO Mark Zuckerberg cũng bị chỉ trích vì kỹ năng lãnh đạo kém trong sự việc này. Nhà đầu tư công nghệ nổi tiếng Jason Calacanis cho rằng khả năng ứng phó khủng hoảng của Zuckerberg là "rất tệ" và nên "từ chức CEO để COO Sheryl Sandberg lên thay".
Hà Thu (theo CNN/Blooomberg và vnexpress.net)
MaSi

Tài liệu hướng dẫn giải toán trên máy tính casio các bài toán hình học


Dưới đây là tài liệu rất hữu ích dành cho Giáo viên và học sinh về Toán THPT trong quá trình giảng dạy và học tập của Công ty Xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX).


MaSi

Tài liệu hướng dẫn giải toán trên máy tính casio các bài toán đại số


Dưới đây là tài liệu rất hữu ích dành cho Giáo viên và học sinh về Toán THPT trong quá trình giảng dạy và học tập của Công ty Xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX).


Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây