Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

MaSi

Google Maps tích hợp Spotify để âm nhạc dẫn dắt hành trình

Hàng triệu người dùng Google Maps tại các quốc gia mà Spotify hiện diện sẽ có thể tận hưởng âm nhạc ngay cả khi đang “xoay xở” với những con đường đông đúc.


Ngày càng có nhiều người trải nghiệm ứng dụng nghe nhạc khi đang di chuyển trên những con đường, tuyến phố. Điều đó cũng có nghĩa là đôi khi, người dùng sử dụng thiết bị di động của mình cho cả hai mục đích nghe nhạc và định hướng, trong đó các ứng dụng bản đồ chỉ đường được xem là các ứng dụng phi âm nhạc được dùng nhiều nhất trên xe hơi. Giờ đây, thay vì phải chuyển qua lại giữa giao diện nghe nhạc và điều hướng khi đang tham gia giao thông, người dùng có thể tận hưởng sự thuận tiện chưa từng có nhờ vào cái bắt tay giữa Spotify và Google Maps.

Spotify đã sớm nhận thấy tiềm năng kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hoạt động điều hướng qua việc tích hợp với ứng dụng Waze từ năm 2017. Kể từ hôm nay, hàng triệu người dùng Google Maps tại các quốc gia mà Spotify hiện diện sẽ có thể tận hưởng âm nhạc ngay cả khi đang “xoay xở” với những con đường đông đúc, trên cả hai hệ điều hành iOS và Android. Ngay sau khi kết nối với tài khoản Spotify, “hành trình âm nhạc” của bạn sẽ lập tức được khởi động.

Theo đó, người dùng Spotify có thể thực hiện điều chỉnh các chế độ phát nhạc ngay trên hệ cài đặt định hướng của Google Maps và thưởng thức âm nhạc, podcast từ Spotify trong suốt quá trình di chuyển, biến Spotify trở thành một phần không thể thiếu trong những chuyến đi. Thoải mái Phát nhạc (Play), Tạm dừng (Pause) hay Bỏ qua (Skip) cho đến khi bạn tìm thấy giai điệu hoàn hảo cho hành trình của mình.

Việc chuyển đổi và lựa chọn giai điệu yêu thích được mô tả là rất mượt mà. Chỉ với một thao tác chạm vào biểu tượng Spotify trên Google Maps, bạn có thể tìm kiếm các ca khúc, các album hay các danh sách phát nhạc, trong khi banner trên giao diện phát nhạc của Spotify cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng quay trở lại trạng thái điều hướng.
MaSi

Hướng dẫn cách lấy lại tài khoản Facebook sau khi bị hack

Nếu bị hack, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ www.facebook.com/hacked, Facebook sẽ hướng dẫn người dùng khôi phục tài khoản, tìm kiếm tài khoản bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại được liên kết trước đó.


Ngày 25/9, nhóm kỹ thuật của Facebook đã phát hiện một vấn đề bảo mật ảnh hưởng đến gần 50 triệu tài khoản.

Facebook phát hiện đối tượng tấn công đã khai thác lỗ hổng kỹ thuật để ăn cắp mã thông báo của Facebook tại tính năng “View As” (tính năng giúp người dùng xem trang cá nhân của họ hiển thị như thế nào trong mắt bạn bè).

Lỗ hổng này cho phép hacker chiếm đoạt chuỗi mã truy cập Facebook, từ đó có thể chiếm đoạt tài khoản của người dùng.

Liên quan đến vấn đề này, Facebook đã có hướng dẫn cụ thể về các thao tác người dùng cần làm trong trường hợp tài khoản bị chiếm đoạt.

Cụ thể, nếu người dùng không có quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mình, có khả năng hacker đã xóa phiên đăng nhập hoặc thay đổi chi tiết đăng nhập.

Nếu bị hack, người dùng có thể truy cập vào https://www.facebook.com/hacked và báo cáo tài khoản bị xâm phạm để được Facebook trợ giúp khôi phục.

Sau đó, Facebook sẽ giúp người dùng khôi phục tài khoản, tìm kiếm tài khoản bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại được liên kết trước đó với tài khoản.

Nếu người dùng đã sử dụng tính năng Chọn bạn bè để liên hệ nếu bị khóa tài khoản trong mục “Cài đặt” thì cũng có thể sử dụng để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình.

Với chức năng bảo mật này, người dùng có thể chọn từ 3-5 người đáng tin cậy, những người có thể cấp cho quyền truy cập lại vào tài khoản của mình.

Để kích hoạt chức năng, người dùng cần chọn “Quên tài khoản?” trên trang đăng nhập và sau đó tìm kiếm tài khoản bằng cách nhập email hoặc số điện thoại.

Khi đã định vị chính xác tài khoản của mình, người dùng có thể nhập tên của một trong những địa chỉ liên hệ đáng tin cậy, những người sau đó sẽ nhận được cảnh báo và một liên kết chỉ họ mới có thể truy cập. Khi liên hệ của người dùng mở liên kết đó, họ có thể cung cấp cho bạn mã khôi phục để truy cập lại.

Khi đã khôi phục tài khoản, người dùng cần thắt chặt bảo mật tài khoản của mình bằng cách thay đổi mật khẩu hoặc bật Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) trong phần Bảo mật và Đăng nhập, mục Cài đặt.
MaSi

Phần mềm Windows XP Update Remover

Như chúng ta đều biết bản thân hệ điều hành Windows có chức năng tự động cập nhật (auto update) và cài đặt tất cả các bản vá được Microsoft cung cấp cho người sử dụng từ trang chủ.


Các bản cập nhật này sẽ thay thế một số tập tin trong hệ thống. Các tập tin cũ được sao lưu và chiếm chỗ trên đĩa cứng. Windows XP Update Remover sẽ giúp bạn xóa chúng một cách an toàn.

Ngoài ra, có những bản vá sau khi cập nhật sẽ gây xung đột với các chương trình và tiện ích mà bạn đã cài đặt trên hệ thống. Bạn cũng có thể gỡ các bản vá vừa mới cài đặt một cách nhanh chóng với tiện ích này.

Trước tiên, bạn tải chương trình tại đây.

Sử dụng rất dễ dễ dàng, bạn chỉ cần cài đặt như bình thường, sau đó kích hoạt chương trình từ biểu tượng trên Desktop. Trong cửa sổ làm việc bạn sẽ thấy danh sách các gói cập nhật hiển thị cùng với thời gian chi tiết. Với mỗi một gói cập nhật tải về bạn có thể kích chọn vào tên nó để xem thông tin chi tiết tại khung Information phía dưới. Để gỡ bỏ một bản vá vừa cài đặt, bạn nhấp vào “Uninstall update”.

Để xóa thư mục sao lưu các tập tin cũ (trong các thư mục $NtUninstall) và dọn dẹp Registry sau khi chắc chắn các bản vá đã hoạt động tốt, bạn nhấp vào “Remove backup folder”.

Độ an toàn của phần mềm?
Bản quét virus của VirusTotal
Bản quét trang web của VirusTotal
MaSi

Điểm mặt những vụ tấn công mạng nhất gần đây

Nhiều người dùng đã có thể truy cập trang web, dịch vụ hay các ứng dụng của VNG Corp như Baomoi.com, Zalo, Zing Mp3, 360game, Gamemobile, Wegame... cùng hàng loạt trang báo điện tử sau sự cố hệ thống vừa xảy ra.

Năm 2015, hơn 163 triệu tài khoản Zing ID bị rao bán trên diễn đàn RAIDFORUMS.
Theo ý kiến ban đầu của chuyên gia công nghệ, do hệ thống server gặp vấn đề nên mọi kết nối đến VNG đã bị ngắt khiến cho trang chủ, cổng 360game (bao gồm hàng chục game online, webgame và game mobile), dịch vụ nghe nhạc Zing MP3, Zing TV, ứng dụng nhắn tin & gọi điện miễn phí Zalo, cổng thanh toán trực tuyến Zalo Pay, website baomoi.com,…đều bị sập.

Được biết, đây là lần thứ hai VNG gặp phải một sự cố mang tính hệ thống.

Cụ thể, năm 2015, VNG đã ghi nhận việc 160 triệu Zing ID có nguy cơ bị rò rỉ và có thể ảnh hưởng tới một bộ phận tệp khách hàng chơi game của công ty. Các tài khoản bao gồm: mật khẩu, tên đăng nhập, mã game, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, IP...

Nói về tai nạn trên, đại diện VNG đã lên tiếng: “Chúng tôi thực sự rất lấy làm tiếc và chân thành xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện này”.

Các sự cố trang mạng bị gián đoạn không phải tình trạng hiếm gặp trong thời gian gần đây.

Còn nhớ sự vụ nổi tiếng của VCCorp xảy ra vào sáng 13/10/2014. Một loạt các website lớn của VCCorp như Kênh14, Gamek, Genk, CafeF và một số báo điện tử do VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật như báo Dân Trí, Soha, Người Lao Động… bị "chết cứng". Sự cố này kéo dài tới 5 ngày, đến ngày 19/10 mới khắc phục hoàn toàn. Sự cố đã gây thiệt hại cho VCCorp hàng chục tỷ đồng và được coi là nghiêm trọng nhất từng xảy ra với VCCorp từ trước tới nay.

Vụ tấn công VCCorp là một sự cảnh báo cho hệ thống an toàn an ninh mạng khi mà các website Việt Nam chủ yếu bị tấn công bằng 2 hình thức: thông qua các lỗ hổng trên hệ thống và thông qua việc phát tán virut, mã độc.

Thực tế, website của nhiều tên tuổi tập đoàn lớn trên thế giới cũng từng bị hacker tấn công gây hậu quả lớn như JP Morgan, Bank of America, Citigroup, eBay, ...

Năm 2016, Yahoo bị hacker đánh cắp thông tin của hơn 1 tỷ người dùng.

Trang web WikiLeaks chuyên đăng tải những tài liệu bị rò rỉ từ chính phủ trên toàn thế giới, đã đăng tải hàng ngàn tài liệu được cho là tuyệt mật từ CIA hồi tháng 3, cho thấy cơ quan này có khả năng xâm nhập vào hầu như tất cả các thiết bị điện tử như: smart TV, điện thoại di động, xe tự lái,...

Đặc biệt nghiêm trọng, nhiều trường học và cơ quan Chính phủ Mỹ bị tấn công bởi mã độc khai thác lỗ hổng SQL injection, cho phép hacker có quyền truy cập vào các thông tin nhạy cảm có giá trị để bán trên chợ đen (Black Market) của tội phạm mạng. Các tổ chức đã bị tấn công bao gồm ủy ban Điều tiết Bưu chính, cơ quan Dịch vụ và Nguồn lực Y tế, bộ Gia cư và Phát triển Đô thị, và cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia.

Vào tháng 2/2017 một hacker đã tấn công vào PoliceOne - diễn đàn dành cho lực lượng cảnh sát Mỹ. Theo báo cáo, đã có hơn 715.000 tài khoản bị đánh cắp, bao gồm các thành viên đang làm tại FBI hay DHS.

Năm 1993, một loạt tổ chức tại Mỹ như cục An ninh quốc gia, hãng viễn thông AT&T, ngân hàng Bank of America đã bị xâm nhập hệ thống. Sau khi phá mã hệ thống thành công, nhóm hacker giấu tên đã thiết lập một hệ thống "tầm gửi" cho phép gọi điện thoại đường dài quốc tế thoải mái và có thể sử dụng "chùa" nhiều kênh liên lạc thuê bao cá nhân.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

MaSi

Giáo trình Excel 2003


Giáo trình Microsoft Excel 2003 online:


Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây