Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

MaSi

Cách đọc tên một số hợp chất vô cơ


I. Hợp chất nhị tố
 * Khi gọi tên các hợp chất nhị tố, tên của nguyên tố có độ âm điện nhỏ hơn sẽ đọc trước, nguyên tố có độ âm điện lớn hơn đọc sau và thêm đuôi "ua" (Trừ Oxi thành Oxit).
 * Nếu với những chất có nhiều hóa trị thì ta đọc kèm theo hóa trị của chúng (viết bằng số La Mã và để trong ngoặc).
  Ví dụ: KBr : Kali Bromua; Rb2S : Rubidi sunfua; SrO : Stronti Oxit; Cu2O : Đồng (I) Oxit; CuO : Đồng (II) oxit.
* Với các hợp chất cộng hóa trị : thì ta đọc theo mẫu sau.
Cách đọc: Chỉ số trong CT + Tên nguyên tố + chỉ số trong CTPT + Tên nguyên tố.....
Ví dụ: SO2 : Lưu huỳnh đioxit; SO3 : Lưu huỳnh trioxit; S2F10 : Đi Lưu huỳnh đeca Florua.
Ta sử dụng các tiền tố theo tiếng Hi Lạp và La Mã : Mono, đi, tri, tetra, penta, hexa, hepta, octa, nona, đeca ..... để chỉ các chỉ số của nguyên tố tương ứng trong hợp chất lần lượt bằng : 1 đến 10.
Chú ý:
* Thường thì tiền tố mono không được đọc kèm theo.
* Các ion OH-, CN-, SCN-, NH4+ .... được đọc là : Hiđroxit, Xianua, Sunfoxianua (thioxianat), Amoni ...
* Với các axit : Ở trạng thái nguyên chất thì ta đọc như đã nêu trên còn khi hòa tan vào nước thành dung dịch Axit thì ta thêm đuôi "Hiđric" vào đằng sau.
Ví dụ: HCl: A. Clohiđric ; H2S: A. Sunfu Hiđric; HCN: A. xian hiđric.
II. Các hợp chất tam tố
1. Với các Axit
Ta xét ví dụ sau:
Công thức  Số Oxh      Tên hợp chất  
HCl                  -1            A. Clo hiđric
HClO              +1            A. hipoclorơ
HClO2            +3            A. Clorơ
HClO3            +5            A. Cloric
HClO4            +7            A. peCloric
H2SO3           +4            A. Sunfurơ
H2SO4           +6            A. Sunfuric
H3PO3           +3            A. photphorơ
H3PO4           +5            A. photphoric
Nhận xét:
* Người ta dùng hậu tố "ơ" để chỉ trạng thái Oxi hóa thấp của nguyên tử trung tâm. Còn hậu tố "ic" để chỉ trạng thái Oxi hóa cao của nguyên tử trung tâm. Nguyên tử trung tâm là nguyên tố ở trong hợp chất có số Oxi hóa trong hợp chất có giá trị tuyệt đối cao nhất.
Ví dụ: Trong H2SO4 thì lưu huỳnh là nguyên tử trung tâm.
* Các axit có đuôi "ic" (ta sẽ gọi tắt là A. "ic") hay gặp là: H2CO3, H2SO3; HNO3, H3PO4, H2SO4, HClO3, HBrO3, HIO3 ...
* Nếu ta chọn A. "ic" làm chuẩn thì ta có cách gọi tên như sau:
        + Nếu A. có ít hơn một nguyên tử Oxi so với A. "ic" thì ta bỏ đuôi "ic" và thêm đuôi "ơ" và gọi là A. "ơ".
        + Nếu A. có ít hơn 1 nguyên tử Oxi so với A. "ơ" thì ta giữ nguyên đuôi ơ và thêm tiền tố "hipo" vào trước.
        + Nếu Axit có nhiều hơn 1 nguyên tử Oxi so với Axit "ic" thì ta giữ nguyên đuôi "ic" và thêm tiền tố "pe" vào trước đó.
2. Đối với muối
Ta gọi tên muối của A. tương ứng thì ta giữ nguyên hoàn toàn chỉ biến đuôi "ơ" thì thành "it", đuôi "ic" thành đuôi "at''.
Nếu muối có chứa "Hiđro" thì tùy vào số lượng nguyên tử Hiđro mà ta thêm các tiền tố đi, tri, tetra .... vào đằng trước.
Chú ý: Một số chất do tìm ra từ rất lâu nên vẫn gọi theo tên thông dụng như Nước (H2O), Amoniac (NH3), Hiđrazin (N2H4).....

MaSi

Giới thiệu về MaSi

Chúng tôi thành lập trang web này để giúp đỡ mọi người phần nào về các thông tin, thủ thuật máy tính cũng như trong học tập. Chúc mọi người có trải nghiệm vui vẻ ♫ Trân trọng, admin MS.

Theo dõi MASI BLOG qua email :

Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây