Chuyến bay 007 của Korean Air Lines (còn gọi là KAL 007 và KE007) là một chuyến bay của Korean Airlines (Hàn Quốc) bị bắn hạ bởi Máy bay đánh chặn Su-15 gần đảo Moneron, phía tây đảo Sakhalin, thuộc Biển Nhật Bản vào thứ 5, ngày 1 tháng 9 năm 1983. Phi công của chiếc Máy bay tiêm kích đánh chặn là thiếu tá Gennadi Osinovich. Toàn bộ 269 hành khách và phi hành đoàn bị giết, gồm Lawrence McDonald, nghị sĩ Nghị viện Hoa Kỳ.
Chiếc phi cơ đang trên đường từ New York đến Seoul qua Anchorage, Alaska khi nó bay qua không phận Xô Viết vào thời điểm Hoa Kỳ tiến hành các đệp vụ do thám. Ban đầu, phía Xô viết phủ nhận liên quan đến sự cố, nhưng sau đó đã thừa nhận, và cho rằng chiếc phi cơ trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng đó là một sự khiêu khích có chủ đích bởi Hoa Kỳ, để thử nghiệm sự chuẩn bị về mặt quân sự của Liên Xô, hoặc thậm chí là khiêu khích gây chiến. Hoa Kỳ buộc tội Liên Xô gây cản trở công việc tìm kiếm và cứu trợ. Quân đội Xô viết giữ kín các bằng chứng tìm kiếm được bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tiêu biểu là hộp đen (được ban bố 8 năm sau đó).
Sự kiện này là một trong những thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh và dẫn đến sự leo thang quan điểm chống cộng sản, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Quan điểm trái chiều về sự cố không bao giờ được đem ra giải quyết lại. Một số nhóm tiếp tục điều tra các báo cáo chính thức và tiếp tục đưa ra các giả thuyết. Vụ tiết lộ sau đó của bản ghi hành trình KAL007 và hộp đen bởi Liên bang Nga đã làm sáng tỏ một số thông tin.
Kết cục của sự cố, Hoa Kỳ thay đổi thủ tục theo dõi phi cơ khởi hành từ Alaska, trong khi giao diện của lái tự động dùng trong các chuyến bay được thiết kế an toàn và hiệu quả hơn.
Chiếc phi cơ đang trên đường từ New York đến Seoul qua Anchorage, Alaska khi nó bay qua không phận Xô Viết vào thời điểm Hoa Kỳ tiến hành các đệp vụ do thám. Ban đầu, phía Xô viết phủ nhận liên quan đến sự cố, nhưng sau đó đã thừa nhận, và cho rằng chiếc phi cơ trên đang trong một nhiệm vụ gián điệp. Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho rằng đó là một sự khiêu khích có chủ đích bởi Hoa Kỳ, để thử nghiệm sự chuẩn bị về mặt quân sự của Liên Xô, hoặc thậm chí là khiêu khích gây chiến. Hoa Kỳ buộc tội Liên Xô gây cản trở công việc tìm kiếm và cứu trợ. Quân đội Xô viết giữ kín các bằng chứng tìm kiếm được bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, tiêu biểu là hộp đen (được ban bố 8 năm sau đó).
Sự kiện này là một trong những thời điểm căng thẳng nhất của Chiến tranh Lạnh và dẫn đến sự leo thang quan điểm chống cộng sản, đặc biệt là ở Hoa Kỳ. Quan điểm trái chiều về sự cố không bao giờ được đem ra giải quyết lại. Một số nhóm tiếp tục điều tra các báo cáo chính thức và tiếp tục đưa ra các giả thuyết. Vụ tiết lộ sau đó của bản ghi hành trình KAL007 và hộp đen bởi Liên bang Nga đã làm sáng tỏ một số thông tin.
Kết cục của sự cố, Hoa Kỳ thay đổi thủ tục theo dõi phi cơ khởi hành từ Alaska, trong khi giao diện của lái tự động dùng trong các chuyến bay được thiết kế an toàn và hiệu quả hơn.