Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

MaSi

Điểm mặt những vụ tấn công mạng nhất gần đây

Nhiều người dùng đã có thể truy cập trang web, dịch vụ hay các ứng dụng của VNG Corp như Baomoi.com, Zalo, Zing Mp3, 360game, Gamemobile, Wegame... cùng hàng loạt trang báo điện tử sau sự cố hệ thống vừa xảy ra.

Năm 2015, hơn 163 triệu tài khoản Zing ID bị rao bán trên diễn đàn RAIDFORUMS.
Theo ý kiến ban đầu của chuyên gia công nghệ, do hệ thống server gặp vấn đề nên mọi kết nối đến VNG đã bị ngắt khiến cho trang chủ, cổng 360game (bao gồm hàng chục game online, webgame và game mobile), dịch vụ nghe nhạc Zing MP3, Zing TV, ứng dụng nhắn tin & gọi điện miễn phí Zalo, cổng thanh toán trực tuyến Zalo Pay, website baomoi.com,…đều bị sập.

Được biết, đây là lần thứ hai VNG gặp phải một sự cố mang tính hệ thống.

Cụ thể, năm 2015, VNG đã ghi nhận việc 160 triệu Zing ID có nguy cơ bị rò rỉ và có thể ảnh hưởng tới một bộ phận tệp khách hàng chơi game của công ty. Các tài khoản bao gồm: mật khẩu, tên đăng nhập, mã game, email, số điện thoại, họ tên đầy đủ, ngày sinh, địa chỉ, IP...

Nói về tai nạn trên, đại diện VNG đã lên tiếng: “Chúng tôi thực sự rất lấy làm tiếc và chân thành xin lỗi khách hàng vì sự bất tiện này”.

Các sự cố trang mạng bị gián đoạn không phải tình trạng hiếm gặp trong thời gian gần đây.

Còn nhớ sự vụ nổi tiếng của VCCorp xảy ra vào sáng 13/10/2014. Một loạt các website lớn của VCCorp như Kênh14, Gamek, Genk, CafeF và một số báo điện tử do VCCorp hợp tác vận hành kỹ thuật như báo Dân Trí, Soha, Người Lao Động… bị "chết cứng". Sự cố này kéo dài tới 5 ngày, đến ngày 19/10 mới khắc phục hoàn toàn. Sự cố đã gây thiệt hại cho VCCorp hàng chục tỷ đồng và được coi là nghiêm trọng nhất từng xảy ra với VCCorp từ trước tới nay.

Vụ tấn công VCCorp là một sự cảnh báo cho hệ thống an toàn an ninh mạng khi mà các website Việt Nam chủ yếu bị tấn công bằng 2 hình thức: thông qua các lỗ hổng trên hệ thống và thông qua việc phát tán virut, mã độc.

Thực tế, website của nhiều tên tuổi tập đoàn lớn trên thế giới cũng từng bị hacker tấn công gây hậu quả lớn như JP Morgan, Bank of America, Citigroup, eBay, ...

Năm 2016, Yahoo bị hacker đánh cắp thông tin của hơn 1 tỷ người dùng.

Trang web WikiLeaks chuyên đăng tải những tài liệu bị rò rỉ từ chính phủ trên toàn thế giới, đã đăng tải hàng ngàn tài liệu được cho là tuyệt mật từ CIA hồi tháng 3, cho thấy cơ quan này có khả năng xâm nhập vào hầu như tất cả các thiết bị điện tử như: smart TV, điện thoại di động, xe tự lái,...

Đặc biệt nghiêm trọng, nhiều trường học và cơ quan Chính phủ Mỹ bị tấn công bởi mã độc khai thác lỗ hổng SQL injection, cho phép hacker có quyền truy cập vào các thông tin nhạy cảm có giá trị để bán trên chợ đen (Black Market) của tội phạm mạng. Các tổ chức đã bị tấn công bao gồm ủy ban Điều tiết Bưu chính, cơ quan Dịch vụ và Nguồn lực Y tế, bộ Gia cư và Phát triển Đô thị, và cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia.

Vào tháng 2/2017 một hacker đã tấn công vào PoliceOne - diễn đàn dành cho lực lượng cảnh sát Mỹ. Theo báo cáo, đã có hơn 715.000 tài khoản bị đánh cắp, bao gồm các thành viên đang làm tại FBI hay DHS.

Năm 1993, một loạt tổ chức tại Mỹ như cục An ninh quốc gia, hãng viễn thông AT&T, ngân hàng Bank of America đã bị xâm nhập hệ thống. Sau khi phá mã hệ thống thành công, nhóm hacker giấu tên đã thiết lập một hệ thống "tầm gửi" cho phép gọi điện thoại đường dài quốc tế thoải mái và có thể sử dụng "chùa" nhiều kênh liên lạc thuê bao cá nhân.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

MaSi

Giáo trình Excel 2003


Giáo trình Microsoft Excel 2003 online:


MaSi

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.

1. Các đường link Download giả mạo

Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.


Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

 2. Phần mềm phụ trên trang web 

Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.


Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

3. Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt

Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.


Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

4. Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn

Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.


Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.

Phần mềm Your Uninstaller
 Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.
MaSi

Phần mềm Thư viện hóa học - ChemLib

Thư Viện Hóa Học là phần mềm ứng dụng hỗ trợ học hóa trong chương trình THCS và THPT với nhiều chức năng cùng giao diện thân thiện dễ sử dụng. Phần mềm ra đời dựa trên việc kế thừa những ý tưởng tích cực và khắc phục những hạn chế của những phần mềm đã có với hi vọng có thể đáp ứng nhu cầu của học sinh một cách tốt nhất.


Hiện nay theo quy định hiện hành, học sinh phổ thông trung học sau khi hoàn tất chương trình lớp 10, 11, 12 phải trải qua kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học và kỳ thi đại học. Khối lượng kiến thức mà học sinh cần phải ôn tập trong 3 năm học có thể nói là khá lớn. Hóa học thường là một trong những môn học được chọn trong kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, môn học có trong khối A, B kỳ thi đại học. Vì vậy, một nhu cầu bức thiết đặt ra là phải có một công cụ hỗ trợ việc dạy và học trong quá trình học tập, ôn luyện của học sinh. Không chỉ cần phải hệ thống hóa kiến thức mạch lạc, rõ ràng và chính xác mà còn phải cho phép học sinh ôn bài một cách hiệu quả, dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ và rút ngắn thời gian ôn luyện. Công cụ sẽ giúp học sinh ôn luyện một cách độc lập, nâng cao khả năng tự học và giảm đi sự phụ thuộc quá nhiều của học sinh vào giáo viên, cho phép giao tiếp giữa học sinh và giáo viên dựa trên việc tận dụng thiết bị công nghệ và tài nguyên có sẵn.

Phần mềm Thư Viện Hóa Học phiên bản 1.3

+Tra cứu thuật ngữ, khái niệm hóa học
+Nhận biết các chất thông qua màu sắc, phương trình hóa học, tính chất vật lý,...
+Tra cứu phương trình hóa học, Cơ chế phản ứng
+Phân loại lí thuyết và các dạng bài tập chuyên đề
+Thư viện cá nhân, cẩm nang tuyển sinh, vui hóa học
+Công cụ hóa học: Bảng tuần hoàn, dãy điện hóa, tra cứu hằng số, công thức
+Để củng cố kiến thức, phần mềm có một chức năng đặc biệt hữu ích cho học sinh lớp 12 – Bộ đề thi thử Hóa học có đáp án chi tiết và kết quả thi
+Phần mềm đã tùy biến cho phép người dùng thêm, sửa, xóa dữ liệu rất dễ dàng
+Có phần hỏi bài, đóng góp ý kiến

Download Thư Viện Hóa Học 1.3

Link 4share
Link Fshare
Link Media Fire
Link GoogleDrive

Hướng dẫn sử dụng phần mềm

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

MaSi

Urban VPN - VPN miễn phí

Urban VPN là 1 tiện ích miễn phí giúp bạn ẩn IP sang nhiều địa điểm trên thế giới với băng thông không giới hạn, tốc độ truy cập nhanh và không bắt buộc đăng ký.


Sau đây là những ưu điểm của tiện ích

1. Tốc độ nhanh

Urban VPN được tối ưu hóa cho kết nối nhanh và băng thông không giới hạn, sử dụng một mạng lưới lớn các máy chủ VPN nhanh.

2. Nhiều địa điểm VPN


Châu Mỹ Châu Âu Châu Á Trung Đông Châu Phi Vùng khác
Hoa Kỳ Áo Hồng Kông Iran Ai Cập Australia
Canada Bỉ Trung Quốc Thổ Nhĩ Kỳ Ma rốc New Zealand
Mexico Đan Mạch Nhật Bản Ả Rập Xê Út Algeria
Puerto Rico Phần Lan Malaysia Bahrain Nam Phi
Panama Ireland Ấn Độ Israel
Nicaragua Síp Hàn Quốc Lebanon
Costa Rica Pháp Kazakhstan UAE
Honduras Đức Mông Cổ Jordan
Guatemala Ý Pakistan
Brazil Iceland Phi-líp-pin
Paraguay Anh Singapore
Peru Bulgari Indonesia
Bolivia Slovakia Kyrgyzstan
Columbia Ba Lan Đài Loan
Chile Bồ Đào Nha Thái Lan
Argentina Romani Việt Nam
Ecuador Séc bi
Uruguay Slovenia
Venazuela Croatia
Ukraina
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Hungari
Lithuania
Latvia
Estonia
Thụy Sĩ
Cộng hòa Séc
Malta
Hà Lan
Belarus
Luxembourg
Nga

3. Riêng tư và an toàn

Bảo vệ dữ liệu, danh tính và kết nối internet của bạn với bảo vệ rò rỉ mã hóa với DNS / IPv6. Mặc dù Dữ liệu của bạn được mã hóa an toàn, IP thực của bạn được thay thế bằng IP thực sự ẩn danh từ các máy chủ.

4. Truy cập miễn phí vào bất kỳ trang web nào

Urban VPN được tối ưu hóa để kết nối nhanh và băng thông không giới hạn, sử dụng một mạng lưới lớn các máy chủ VPN nhanh tại các địa điểm.

Tải về


Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây