Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thủ thuật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2018

MaSi

Google Maps tích hợp Spotify để âm nhạc dẫn dắt hành trình

Hàng triệu người dùng Google Maps tại các quốc gia mà Spotify hiện diện sẽ có thể tận hưởng âm nhạc ngay cả khi đang “xoay xở” với những con đường đông đúc.


Ngày càng có nhiều người trải nghiệm ứng dụng nghe nhạc khi đang di chuyển trên những con đường, tuyến phố. Điều đó cũng có nghĩa là đôi khi, người dùng sử dụng thiết bị di động của mình cho cả hai mục đích nghe nhạc và định hướng, trong đó các ứng dụng bản đồ chỉ đường được xem là các ứng dụng phi âm nhạc được dùng nhiều nhất trên xe hơi. Giờ đây, thay vì phải chuyển qua lại giữa giao diện nghe nhạc và điều hướng khi đang tham gia giao thông, người dùng có thể tận hưởng sự thuận tiện chưa từng có nhờ vào cái bắt tay giữa Spotify và Google Maps.

Spotify đã sớm nhận thấy tiềm năng kết hợp tuyệt vời giữa âm nhạc và hoạt động điều hướng qua việc tích hợp với ứng dụng Waze từ năm 2017. Kể từ hôm nay, hàng triệu người dùng Google Maps tại các quốc gia mà Spotify hiện diện sẽ có thể tận hưởng âm nhạc ngay cả khi đang “xoay xở” với những con đường đông đúc, trên cả hai hệ điều hành iOS và Android. Ngay sau khi kết nối với tài khoản Spotify, “hành trình âm nhạc” của bạn sẽ lập tức được khởi động.

Theo đó, người dùng Spotify có thể thực hiện điều chỉnh các chế độ phát nhạc ngay trên hệ cài đặt định hướng của Google Maps và thưởng thức âm nhạc, podcast từ Spotify trong suốt quá trình di chuyển, biến Spotify trở thành một phần không thể thiếu trong những chuyến đi. Thoải mái Phát nhạc (Play), Tạm dừng (Pause) hay Bỏ qua (Skip) cho đến khi bạn tìm thấy giai điệu hoàn hảo cho hành trình của mình.

Việc chuyển đổi và lựa chọn giai điệu yêu thích được mô tả là rất mượt mà. Chỉ với một thao tác chạm vào biểu tượng Spotify trên Google Maps, bạn có thể tìm kiếm các ca khúc, các album hay các danh sách phát nhạc, trong khi banner trên giao diện phát nhạc của Spotify cũng sẽ giúp bạn nhanh chóng quay trở lại trạng thái điều hướng.
MaSi

Hướng dẫn cách lấy lại tài khoản Facebook sau khi bị hack

Nếu bị hack, người dùng có thể truy cập vào địa chỉ www.facebook.com/hacked, Facebook sẽ hướng dẫn người dùng khôi phục tài khoản, tìm kiếm tài khoản bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại được liên kết trước đó.


Ngày 25/9, nhóm kỹ thuật của Facebook đã phát hiện một vấn đề bảo mật ảnh hưởng đến gần 50 triệu tài khoản.

Facebook phát hiện đối tượng tấn công đã khai thác lỗ hổng kỹ thuật để ăn cắp mã thông báo của Facebook tại tính năng “View As” (tính năng giúp người dùng xem trang cá nhân của họ hiển thị như thế nào trong mắt bạn bè).

Lỗ hổng này cho phép hacker chiếm đoạt chuỗi mã truy cập Facebook, từ đó có thể chiếm đoạt tài khoản của người dùng.

Liên quan đến vấn đề này, Facebook đã có hướng dẫn cụ thể về các thao tác người dùng cần làm trong trường hợp tài khoản bị chiếm đoạt.

Cụ thể, nếu người dùng không có quyền truy cập vào tài khoản Facebook của mình, có khả năng hacker đã xóa phiên đăng nhập hoặc thay đổi chi tiết đăng nhập.

Nếu bị hack, người dùng có thể truy cập vào https://www.facebook.com/hacked và báo cáo tài khoản bị xâm phạm để được Facebook trợ giúp khôi phục.

Sau đó, Facebook sẽ giúp người dùng khôi phục tài khoản, tìm kiếm tài khoản bằng địa chỉ email hoặc số điện thoại được liên kết trước đó với tài khoản.

Nếu người dùng đã sử dụng tính năng Chọn bạn bè để liên hệ nếu bị khóa tài khoản trong mục “Cài đặt” thì cũng có thể sử dụng để lấy lại quyền truy cập vào tài khoản của mình.

Với chức năng bảo mật này, người dùng có thể chọn từ 3-5 người đáng tin cậy, những người có thể cấp cho quyền truy cập lại vào tài khoản của mình.

Để kích hoạt chức năng, người dùng cần chọn “Quên tài khoản?” trên trang đăng nhập và sau đó tìm kiếm tài khoản bằng cách nhập email hoặc số điện thoại.

Khi đã định vị chính xác tài khoản của mình, người dùng có thể nhập tên của một trong những địa chỉ liên hệ đáng tin cậy, những người sau đó sẽ nhận được cảnh báo và một liên kết chỉ họ mới có thể truy cập. Khi liên hệ của người dùng mở liên kết đó, họ có thể cung cấp cho bạn mã khôi phục để truy cập lại.

Khi đã khôi phục tài khoản, người dùng cần thắt chặt bảo mật tài khoản của mình bằng cách thay đổi mật khẩu hoặc bật Sử dụng xác thực hai yếu tố (2FA) trong phần Bảo mật và Đăng nhập, mục Cài đặt.

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

MaSi

Những cái bẫy cần lưu ý khi cài đặt phần mềm miễn phí

Khi muốn tải một phần mềm miễn phí, người dùng dễ rơi vào đủ các loại bẫy, như nút “Download” giả mạo - thực chất là các quảng cáo dụ người dùng cài đặt hàng loạt thanh công cụ (toolbar) đi kèm hoặc các loại phần mềm linh tinh khác. Sau đây là những tham khảo để tránh bị rơi vào những bẫy này.

1. Các đường link Download giả mạo

Khi tải phần mềm miễn phí, chiếc bẫy đầu tiên mà bạn gặp phải có thể là một đường link download giả mạo, hoặc nhiều đường link download giả mạo – trên trang web của phần mềm. Thường bạn sẽ tìm thấy các nút lớn, màu sắc sặc sỡ với dòng chữ “Free Download” hoặc “Download Now”. Đây thường chỉ là những banner quảng cáo được thiết kế bắt chước các link download thật, để lừa bạn click vào chúng và cài đặt một phần mềm khác.


Vì thế, hãy cẩn thận với những quảng cáo đang muốn lừa dụ bạn – đó là bước đầu tiên. Để nhận ra những link download giả mạo, bạn có thể đặt cảm biến chuột vào link và xem nó dẫn đến đâu. Trong ví dụ dưới đây, đường link download giả mạo dẫn đến trang web “googleadservices.com” – rõ ràng là một link quảng cáo. Nếu chúng ta đặt chuột vào đường link download thật, chúng ta sẽ thấy nó dẫn đến “winaero.com”, là trang web của phần mềm chúng ta đang muốn tải về.

 2. Phần mềm phụ trên trang web 

Ngay cả những nhà cung cấp phần mềm hợp pháp cũng muốn lừa bạn cài đặt những phần mềm phụ mà có thể bạn không muốn.
Chẳng hạn, khi cố gắng tải phần mềm Flash Player từ trang tải chính thức của Adobe, bạn sẽ thấy phần mềm McAfee Security Scan Plus được đưa vào theo mặc định. Người dùng chấp nhận tuỳ chọn mặc định hoặc không đọc thông báo sẽ tải về phần mềm phụ này lên máy tính. Rõ ràng, McAfee đã trả tiền để Adobe đưa vào sự “kết hợp” này.


Để tránh những bẫy này, hãy cẩn thận với các trang tải – bỏ đi bất cứ phần mềm phụ nào mà bạn không muốn cài đặt trước khi tải về.

3. Những phần mềm linh tinh mặc định trong các trình cài đặt

Các trình cài đặt phần mềm thường gói luôn cả các thanh công cụ trình duyệt và các phần mềm linh tinh khác. Nguyên nhân là nhà phát triển phân phối phần mềm miễn phí, và kiếm tiền bằng cách đưa cả những thứ linh tinh này vào. Một số trình cài đặt có thể còn cố gắng thay đổi trang chủ trình duyệt của bạn và mặc định công cụ tìm kiếm vào một trang chủ khác hoặc công cụ tìm kiếm khác – thường là một công cụ có trải nghiệm tệ hơn.


Đừng bị lừa vì những điều này. Khi cài đặt phần mềm, hãy cẩn thận bỏ hết mọi thanh công cụ, phần mềm linh tinh hoặc những thay đổi trang chủ, công cụ tìm kiếm. Thường là bạn có thể bỏ hết những phần phụ này trong quá trình cài đặt. Hãy đọc cẩn thận – đôi khi bạn có thể phải đánh dấu bỏ phần mềm mà bạn không muốn cài đặt, hoặc click vào nút Decline (từ chối). Các nhà phát triển hy vọng bạn sẽ nhanh chóng click và cài đặt các phần phụ - vì thế hãy thận trọng khi cài đặt phần mềm mới.

4. Gỡ bỏ cài đặt rác và hoàn nguyên thiết lập hệ thống của bạn

Nếu bạn trượt lên và vô tình cài đặt một số công cụ này, bạn sẽ phải loại bỏ chúng vào lúc sau. Mặc dù bạn có thể chọn không cài phần mềm bổ sung bằng cách bỏ chọn nó trong quá trình cài đặt phần mềm, song khi đã lỡ cài, sau đó bạn sẽ khó gỡ chúng ra hơn.
Ví dụ, thanh công cụ Ask đi kèm phần mềm Java của Oracle và các phần mềm khác. Sau khi bạn cài đặt phần mềm, nó đợi khoảng 10 phút rồi tự cài đặt vào máy tính. Nếu bạn vô tình chọn nó trong quá trình cài đặt và sau đó cố gắng gỡ bỏ nó, bạn sẽ không tìm thấy. Nó sẽ chỉ xuất hiện trong danh sách các phần mềm cài đặt mười phút sau đó.
Để loại bỏ các phần mềm xấu, bạn sẽ phải tìm chúng trong danh sách các chương trình cài đặt ở phần Control Panel và gỡ cài đặt. Một cài đặt xấu có thể nằm trong nhiều chương trình rác mà bạn sẽ phải loại bỏ. Bạn cũng có thể phải cài đặt thanh công cụ hoặc các phần mở rộng trình duyệt khác từ bên trong trình duyệt của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc loại bỏ một phần mềm xấu, hãy tìm kiếm giải pháp trên mạng Internet – có thể bạn sẽ cần đến một công cụ gỡ phần mềm chuyên ngành hoặc hướng dẫn.


Nếu trình cài đặt thay đổi trang chủ mặc định và công cụ tìm kiếm của trình duyệt, bạn sẽ phải sửa đổi chúng một cách thủ công. Thậm chí bạn khó sửa đổi chúng, ngay cả khi bạn đã gỡ bỏ cài đặt các phần mềm không mong muốn. Hãy vào phần thiết lập (setting) của trình duyệt để thay đổi trang chủ của bạn và công cụ tìm kiếm bạn ưa thích.

Phần mềm Your Uninstaller
 Nếu bạn gặp phải một phần mềm xấu “cứng đầu”, bạn có thể cần đến một chương trình chống gián điệp hoặc chống virus để gỡ chúng ra khỏi hệ thống.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2018

MaSi

Hướng dẫn cách bật flash trên Firefox

Để giữ trải nghiệm duyệt web của bạn nhanh, đáng tin cậy và an toàn, Firefox sẽ không kích hoạt các plugin theo mặc định. Thay vào đó, Firefox cho phép bạn chọn có hay không cho phép plugin chạy trên trang web.

Nếu Firefox chặn plugin, thay vì nhìn thấy nội dung, bạn sẽ thấy một thông báo nhắc bạn nhấp để chạy plugin, chẳng hạn như Adobe Flash.


Trên một số trang web, bạn sẽ chỉ thấy một hình chữ nhật trống và biểu tượng thông báo plugin sẽ xuất hiện ở phía bên trái của thanh địa chỉ. Nếu bạn nhấp vào tin nhắn hoặc biểu tượng thông báo để kích hoạt plugin, Firefox sẽ nhắc bạn với các tùy chọn sau:


- Cho phép : Chỉ kích hoạt Flash cho một lần truy cập. Để tự động kích hoạt Flash cho các lượt truy cập về sau vào trang web đó, hãy chọn ô Ghi nhớ quyết định này.

- Không cho phép : Loại bỏ lời nhắc thông báo mà không kích hoạt Flash.

Nếu bạn nhấp để kích hoạt và cho phép plugin, nội dung bị thiếu sẽ tải bình thường. (Nếu không, hãy nhấp vào nút tải lại trên thanh công cụ để tải lại trang và thử lại.)

Lưu ý:

1. Nếu bạn đang sử dụng một trang web đáng tin cậy như một trang web đặc biệt cho công việc hoặc trường học của bạn, bạn có thể cảm thấy đủ an toàn để kích hoạt một plugin để xem nội dung của trang web.
2. Luôn kích hoạt plugin (không được khuyến nghị) : Bạn cũng có thể đặt plugin để luôn kích hoạt bằng cách nhập about: addons trên thanh địa chỉ và đặt plugin thành Luôn kích hoạt trong menu thả xuống của nó. Plugin sẽ tự động chạy và bạn sẽ không nhận được thông báo "Chạy Adobe Flash".
MaSi

Hướng dẫn lấy link video, nhạc trên các website không cho tải trực tiếp.

Để tải video hoặc nhạc trên website bất kì nào đó mà không cần phải cài đặt ứng dụng, plugin hay extension nào.

Cách 1: Lợi dụng khả năng "bắt các gói tin" trong bộ công cụ dành cho nhà phát triển của trình duyệt. (dùng được trên hầu hết các trang web, gồm cả trình phát HTML5 hoặc Flash )

B1. Bạn truy cập vào trang web chứa video hay nhạc bạn cần tải
B2. Tiếp đó mở công cụ dành cho lập trình viên lên:
Phím tắt:
    Chrome: CTRL + SHIFT + J
    FireFox: CTRL + SHIFT + U
Hoặc chọn Setting -> Công cụ khác -> Công cụ dành cho nhà phát triển


B3. Cửa sổ Developer Tolls hiện lên, bạn chọn tab Network, mở tính năng Fillter và chọn lọc Media ( tệp đa phương tiện: video, audio )


B4. Lúc này, bạn sẽ thấy 1 (hay nhiều) request xuất hiện trong list, 1 trong số dó chính là tệp tin mà bạn cần tải. Bạn có thể sao chép đường dẫn của các mục này và dùng trình downloader của bạn để tải nó.
Chú ý:
1. Trong trường hợp không có dòng nào xuất hiện trong network, bạn vui lòng tải lại trang và bật trình phát của website đó, lúc này bạn sẽ thấy Developer Tools đã bắt được gói tin bạn cần.
2. Nếu trong danh sách có quá nhiều gói tin, bạn có thể dựa vào 1 số đặc điểm của nó, như video thì Size của nó sẽ rất lớn chẳng hạn
3. Một số trang web sử dụng các file .ts, .m3u hoặc .m3u8 tránh bị lấy video hoặc audio bằng cách này.

Cách 2: Lợi dụng các thuộc tính của thẻ video  khi dùng trình phát HTML 5 (chỉ dùng trên các website sử dụng trình phát HTML5 )

B1. Mở công cụ dành cho lập trình viên. ( Cách 1. Bước 2 )
B2. Chọn tab Elements rồi làm như hình
Lấy video từ Vimeo.com


Lấy video trên Facebook.com


MaSi

Hướng dẫn cách bật flash trên Chrome hoặc Cốc Cốc

Hiện tại thì trên cách trỉnh duyệt web sẽ không cho các bạn để mặc định bất flash trên chrome, mà chỉ bất khi các bạn vào một trang web có flash và hỏi bạn có muốn bật flash không.

Flash ngày xưa chúng ta có thể bắt gặp nhiều, và lúc đó chrome có thể cho các bạn bật flash mặc định là vào là sẽ thấy hiện flash, nhưng đến bây giờ thì muốn mở flash thì các bạn phải làm theo những cách này.

Cách 1:

Các bạn vào một trang có flash và muốn nhìn được nội dung flash thì phải kích và mục như trong hình để bật flash.

Và một yêu cầu từ chrome sẽ hỏi bạn có cho phép hay không nếu bạn muốn bật thì kích vào nút Cho phép.

Vào thời điểm hiện tại thì chúng ta chỉ có thể bật flash theo cách này vì chrome không cho chúng ta mở flash mặc định nữa.

Cách 2: Khi gặp thông báo như hình dưới đây


Muốn bật flash lên thì chỉ cần click vào biểu tượng chữ (i) ngày phía trước đường dẫn của website. Trong trường hợp website sử dung kết nối an toàn SSL thì bạn click vào biểu tượng khóa hoặc vào phần bất kỳ của phần SSL để hiển thị các tính năng ra.


Sau đó chọn Cài đặt trang web
Trang Cài đặt hiện ra, tại mục Flash, chọn Cho phép rồi đóng trang này lại.


Lúc này tại trang cần bật flash sẽ hiện ra thông báo yêu cầu tải lại. Chọn Tải lại.


Chú ý:
1. Một số trang web dùng SSL nhưng sử dụng file flash không có phần đầu https://... nên bị Chrome chặn lại. Trong trường hợp này ta cần phải cho phép Tải tập lệnh không an toàn.

Bạn cũng cần xem xét độ tin cậy của trang web trước khi cho phép điều này!
2. Một số trình chặn quảng cáo có thể chặn nhầm file flash nên cần tắt trình chặn quảng cáo trên trang đó.
Chúc các bạn thành công.
Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây