Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo mật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bảo mật. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

MaSi

700 website lừa đảo người dùng Internet dịp cuối năm

Ngày 24/1/2018, Cục An toàn thông tin (ATTT) – Bộ Thông tin Truyền thông đã phát đi công văn số 29/CATTT-TTTV cảnh báo chiến dịch tấn công lừa đảo thông qua các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri ân cho khách hàng.


Những chiến dịch lừa đảo này tạo ra hàng loạt trang web giả mạo các mạng xã hội, các ngân hàng, các cơ sở dịch vụ lớn, các chương trình trúng thưởng để thu thập thông tin cá nhân người sử dụng, các tài khoản mạng xã hội, các tài khoản ngân hàng, thẻ tín dụng .v.v…
Theo thông tin cảnh báo, các đối tượng tấn công lợi dụng thời điểm cuối năm, thời gian cận tết Âm lịch có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng quà tri ân cho khách hàng; đồng thời tâm lý và thói quen mua sắm vội vàng cuối năm làm cho nhiều người dùng mất cảnh giác.
Các trang web lừa đảo được đối tượng tấn công lan truyền và quảng bá đến người dùng thông qua nhiều kênh khác nhau, trong đó kênh được sử dụng nhiều nhất hiện tại là Facebook Messenger. Để gia tăng sự tin tưởng của người dùng, các thông tin lừa đảo khi lan truyền còn được kèm theo các đoạn mã được quảng cáo là mã trúng thưởng.
Cục An toàn thông tin đã phát hiện có ít nhất 700 tên miền được sử dụng để phục vụ cho các chiến dịch tấn công lừa đảo nói trên. Hầu hết các trang web đều sử dụng tên miền được đăng ký gợi mở đến chương trình trúng thưởng, trao giải như:
newsfacebook24h.com
hosofacebook.com
hosofb68669.com
hopqua2018.com
nhanquatet2018.com
nhanthuong2018.com
traogiainammoi2018.com
quacuoinam2018.com
mochathuongtet2018.com
...
(Số lượng các trang web lừa đảo rất lớn sẽ được Cục ATTT cập nhật thường xuyên tại https://khonggianmang.vn/warn/phishing.txt)

Nhằm bảo đảm an toàn thông tin và phòng tránh nguy cơ bị tấn công lừa đảo, Cục An toàn thông tin khuyến nghị:
- Người dùng cần cảnh giác với những tin nhắn với các thông tin khuyến mãi, trúng thưởng, nhận thưởng. Không click vào bất cứ liên kết lạ nào được nhận từ tin nhắn trên facebook, kể cả từ các tài khoản bạn bè và người thân và các kênh tương tự như Zalo, Viber ...
- Cảnh giác với những địa chỉ web lạ, gợi mở về việc nhận thưởng, trao giải. Trong trường hợp cần thiết, xin vui lòng liên hệ với chủ quản của nhãn hiệu đó để xác minh;
- Cập nhật mật khẩu tài khoản facebook, sử dụng các mật khẩu mạnh, chưa từng được sử dụng trước đó, bật tính năng xác thực 2 bước do facebook cung cấp;
- Không cung cấp tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng, thông tin cá nhân hay các thông tin riêng khác trên bất kỳ trang web không chính thống nào;
- Trong trường hợp cần thiết, xin vui lòng liên hệ Cục An toàn thông tin, số điện thoại: 024.3943.6684, thư điện tử ais@mic.gov.vn hoặc fanpage Trung tâm xử lý tấn công mạng Internet Việt Nam theo đường dẫn https://www.facebook.com/govSOC/ để được hỗ trợ kịp thời.

Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

MaSi

Khảo sát: Bạn đang sử dụng phần mềm diệt virus nào?

Phần mềm diệt virus là một trong những ứng dụng cần thiết nhất trên mọi hệ thống. Lý do là bởi vì các loại virus, malwares và trojan ngày càng có xu hướng phát triển rất nhanh và nguy hiểm hơn nên người dùng cũng quan tâm và tìm cho họ những lựa chọn bảo mật tốt nhất cho hệ thống của mình trước các cuộc tấn công trên hệ thống mạng.

Bạn đang sử dụng phần mềm diệt virus nào?

Bkav
Avast
Avira
Kaspersky
McAfee
AVG
Comodo
BitDefender
Panda
Phần mềm khác
Không sử dụng phần mềm nào

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

MaSi

Tổng hợp các phần mềm diệt virus miễn phí 2018

1. Kaspersky Free Antivirus (Mới)


Nga
Kaspersky Free (hay Kaspersky Free Antivirus) - phần mềm diệt virus miễn phí của Kaspersky giúp bạn bảo vệ máy tính chống lại những phần mềm và trang web độc hại, nay đã được cung cấp miễn phí trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Sau McAfee, Kaspersky Lab là hãng tiếp theo tung ra bản miễn phí cho phần mềm diệt virus của mình thay vì chỉ cho phép dùng thử như trước đây. Mặc dù miễn phí hoàn toàn cho người dùng, Kaspersky Free vẫn có đầy đủ các tính năng bảo vệ cần thiết cho máy tính.
Tải về Kaspersky Free Antivirus tại đây

2. Avast Free Antivirus


Cộng hòa Séc
Avast vừa cập nhật Avast Free Antivirus 2018 mới nhất. So với Avast Free Antivirus 2017, phiên bản Avast 2018 gọn nhẹ hơn và mạnh mẽ hơn, đặc biệt là hoàn toàn miễn phí cho máy tính. Là 1 phần mềm bảo mật cho máy tính, Avast Free Antivirus 2018 vẫn tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ bảo vệ máy tính. Với nhiều tính năng mới thông minh hơn, Avast 2018 dò virus nhanh hơn và tự động hóa tùy theo thiết lập của người dùng. Avast 2018 sở hữu giao diện trực quan và liền mạch, phù hợp với mọi đối tượng người dùng.
Tải về Avast Free Antivirus tại đây

3. Avira Free Antivirus


Đức
Avira Free AntiVirus 2018 "lột xác" với giao diện hoàn toàn mới. Avira 2018 là 1 trong những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất cho máy tính nhờ sự kết hợp giữa trí thông minh nhân tạo, công nghệ quét đám mây... giúp bảo vệ máy tính toàn diện khỏi ransomware, trojan, spyware và nhiều loại virus khác.

4. McAfee Free Antivirus

Mỹ
McAfee Free Antivirus là phiên bản miễn phí của phần mềm diệt virus McAfee, tương thích với hệ điều hành từ Windows 7 đến Windows 10.

Phiên bản này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm và lấy ý kiến của người dùng, mặc dù vậy nó vẫn được đánh giá khá cao, và rất được chờ đợi, nhất là khi đây là phiên bản miễn phí đầu tiên của McAfee Antivirus.

5. AVG AntiVirus Free


Cộng hòa Séc
AVG Antivirus Free là phần mềm diệt virus nổi tiếng đến từ nhà phát hành AVG tích hợp những công nghệ bảo mật hiện đại và tiên tiến nhất để mang lại hiệu quả bảo vệ tốt nhất cho người dùng. Phiên bản diệt virus AVG Antivirus Free mới tốt hơn. Nó bao gồm cập nhật bảo mật thời gian thực, quét cho các vấn đề về phần mềm độc hại và hiệu suất, và thậm chí ngăn chặn quá trình tải các tệp độc hại trước khi chúng đến máy tính của bạn. Nó cũng có một thiết kế đơn giản, mới mẻ, hiển thị cho bạn chính xác cách bạn được bảo vệ. Tất cả điều này, và nó vẫn sẽ không làm chậm máy tính của bạn xuống!

6. Bkav Home và Bkav Home Plus

Việt Nam
BkavBkav
Bkav Home là phần mềm diệt virus miễn phí của Việt Nam, Bkav Home hỗ trợ những tính năng diệt virus miễn phí của Bkav (BkavEngine), đặc biệt là hỗ trợ tính năng tự cảnh báo (Auto Protect) trên tất cả các hệ điều hành Windows.
Bkav Home Plus là phiên bản mới nhất với nhiều cải tiến và tính năng cao cấp của Bkav để thay thế cho phiên bản Bkav Home có lịch sử hơn 16 năm. Với mục đích đem lại cho người sử dụng cảm giác an toàn nhất khi sử dụng máy tính, Bkav Home Plus là phần mềm diệt virus miễn phí thứ hai trên thế giới được trang bị đầy đủ các công nghệ cao cấp như: Cloud Computing (điện toán đám mây), Safe Run (thực thi an toàn), Firewall (tường lửa)…

7. Comodo Free Antivirus


Mỹ
Comodo Antivirus nói chung là Comodo Free Antivirus 10 nói riêng là 1 trong những phần mềm antivirus miễn phí tốt nhất cho máy tính. Comodo Antivirus đủ khả năng tìm và tiêu diệt các mối đe dọa từ virus, malware, spyware... tấn công máy tính. Nhờ công nghệ bảo mật thế hệ mới, Comodo Antivirus 10 sẽ quét mọi file nghi ngờ và xử lý nhanh chóng để máy tính luôn sạch sẽ, hoạt động nhanh và ổn định.

8. Microsoft Security Essentials (MSE)


Mỹ
Microsoft Security Essentials cung cấp tính năng bảo vệ theo thời gian thực cho máy tính tại nhà hoặc máy tính trong doanh nghiệp nhỏ của bạn nhằm chống lại vi rút, phần mềm gián đệp và phần mềm độc hại khác. Microsoft Security Essentials hoạt động ẩn trên nền một cách có hiệu quả, do vậy, bạn có thể thoải mái sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Windows của mình như mong muốn mà không bị gián đoạn hay mất thời gian chờ lâu.
Hệ điều hành được Hỗ trợ: Windows 7, Windows Vista

9. BitDefender Antivirus Free Edition


Romania
Bitdefender Antivirus Free Edition là phần mềm diệt virus với khả năng hoạt động nhanh và không cần tương tác của người dùng. Phần mềm này có đầy đủ các tính năng phát hiện và tiêu diệt malware vốn có ở những sản phẩm Bitdefender khác.

10. Panda Free Antivirus


Tây Ban Nha
Panda Free Antivirus là phần mềm diệt virus miễn phí, gọn nhẹ và dễ sử dụng. Ứng dụng này dựa trên nền tảng đám mây để nhanh chóng tìm, ngăn chặn virus, trojans, worms và các phần mềm độc hại khác mà không làm giảm hiệu suất máy tính.

11. Ad-Aware Free Antivirus+

Thụy Điển
Ad-Aware Free Antivirus+ là phần mềm diệt virus miễn phí được tích hợp liền mạch với một công cụ chống phần mềm gián điệp mạnh mẽ tạo nên lá chắn kiên cố bảo vệ máy tính trước các loại virus, trojan, dialer, rootkie, bot và tin tặc.


12. Amiti Free Antivirus

Slovakia
Amiti Antivirus là phần mềm diệt virus, phần mềm gián điệp và các mã độc hại trên máy tính với lá chắn thời gian thực mạnh mẽ kèm theo khả năng lên lịch quét cho trước phần mềm giúp bạn có thể bảo vệ máy tính hoàn hảo nhất, ngăn chặn những nguy cơ độc hại cho máy tính cá nhân tạo ra môi trường làm việc sạch sẽ trên máy tính.

13. Baidu Antivirus

Trung Quốc
Baidu Antivirus là một ứng dụng chống virus đi kèm với một số công cụ được thiết kế để chống lại các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp, và các mối đe dọa khác. Phần mềm có thể phát hiện và loại bỏ các mối đe dọa tiềm năng (có thể bị chế độ bảo vệ thời gian thực bỏ qua), cũng như chống lừa đảo và bảo vệ máy tính trước các hacker.

Chú ý: Bạn chỉ nên chạy một phần mềm chống virus trên máy tại một thời điểm mà thôi. Các app antivirus sẽ đào sâu vào hệ thống để quản lí hoạt động của máy, kiểm tra các phần mềm trước khi chạy, scan những thứ bạn tải về hoặc những thiết bị ngoại vi được cắm vào PC.
Nếu bạn có nhiều hơn một app chống virus, chúng sẽ xung đột lẫn nhau trong quá trình hoạt động khiến máy có những "hành vi" lạ, thậm chí là bị khởi động lại hoặc màn hình xanh chết chóc. Một số thậm chí còn nhận phần mềm chống virus như là malware và cố gắng gỡ bỏ nó khỏi máy tính của bạn nữa.
Cũng chính vì điều này mà thông thường, khi cài các phần mềm diệt virus, bạn sẽ nhận được cảnh báo tương tự như những gì mình đã nói đến ở trên. Một số phần mềm, ví dụ như Avast, Kaspersky hay Norton, sẽ không cho bạn tiếp tục tiến hành cài nếu như chưa gỡ bỏ phần mềm antivirus đang có.

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

MaSi

Kỹ thuật tấn công KRACKs và làm thế nào để phòng tránh

Nhà nghiên cứu bảo mật Mathy Vanhoef (www.krackattacks.com) vừa công bố một nhóm lỗ hổng trong WPA/WPA2, giao thức được coi là an toàn nhất với mạng Wi-Fi hiện nay, qua đó cho phép thực hiện kỹ thuật tấn công KRACKs (Key Reinstallation Attacks).

1. Lỗ hổng trong WPA2

Được biết, hầu hết mạng Wi-Fi hiện đại đều có lưu lượng truy cập được mã hoá bởi một giao thức được gọi là WPA hoặc WPA-2 đã tồn tại từ năm 2003 đến nay chưa bao giờ bị phá vỡ. Giao thức này giúp bảo vệ dữ liệu di chuyển từ máy tính hoặc điện thoại thông minh sang router, ngăn chặn hacker và “những cặp mắt” tò mò đang âm thầm giám sát hoặc chực chờ “tiêm” mã độc vào dữ liệu trong quá trình vận chuyển. Nhóm nghiên cứu của Vanhoef đã công bố chi tiết về cuộc tấn công vào tháng 10 năm 2017. Bằng cách liên tục đặt lại con số nonce truyền trong bước thứ ba của bắt tay WPA2, kẻ tấn công có thể dần dần kết hợp các gói tin mật mã được thấy trước đó và tìm hiểu toàn bộ keychain được sử dụng để mã hóa lưu lượng truy cập.

2. Nguy cơ nào từ lỗ hổng này

Lỗ hổng này không phải để hacker lợi dụng khôi phục hay dò mật khẩu của thiết bị wifi mà lỗ hổng bị hacker lợi dụng để tấn công đến cơ chế bắt tay 4 bước (4-way handshake) trong giao thức WPA2 (cơ chế bảo mật phổ biến nhất cho các thiết bị wifi cả Doanh nghiệp và Cá nhân). Windows, Linux, Android, iOS đều bị ảnh hưởng, tất cả thiết bị thu phát sóng wifi đều bị ảnh hưởng từ Router, Access Point, Modem Wi-Fi  tới tất cả điện thoại di động, laptop, smartwatch ... đều bị ảnh hưởng. Do đó người dùng hãy theo dõi bản vá từ các hãng để cập nhật thiết bị của mình (OpenBSD, Linux đã có bản vá).

Khi hacker tấn công vào thiết bị wifi, các nạn nhân có kết nối tới thiết bị wifi đó sẽ có khả năng bị hacker giải mã và nghe trộm các gói tin được truyền đi và nhận lại giữa thiết bị nạn nhân và thiết bị wifi, kẻ tấn công còn có thể thực hiện một dạng tấn công phổ biến khác vào mạng lưới Wi-Fi: tiêm các dữ liệu độc hại vào trong các kết nối HTTP không được mã hóa. Ví dụ, kẻ tấn công có thể đưa vào các ransomware hay malware vào các website mà nạn nhân đang truy cập.

3. Các bản vá của lỗ hổng

Theo The Verge, Microsoft đã nắm được thông tin về vụ việc này và tìm cách khắc phục vấn đề cho các thiết bị được hỗ trợ của Windows. Một phát ngôn viên của Microsoft cho biết: “Chúng tôi đã phát hành bản cập nhật bảo mật để giải quyết vấn đề này. Chúng tôi khuyến khích khách hàng cập nhật sớm để đảm bảo các thiết bị của mình được bảo vệ”.
Hiện tại, Microsoft được cho là đã phát hành bản cập nhật vá lỗi trên Windows 7, 8, 8.1 và 10. Các phiên bản cũ, hiện chưa có thông tin hỗ trợ nào.
Để cập nhật phiên bản vá lỗi hệ điều hành mới của Microsoft, bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau: Mở Start > Control Panel > System and Security > Windows Update > Check for updates.

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

MaSi

Cách ngăn chặn ransomware Bad Rabbit

Các thông tin cho thấy có một loại mã độc mới đang lan rộng khắp Châu Âu. Ransomware này có tên Bad Rabbit đã bùng nổ ở Nga và Ukraine và đang ảnh hưởng đến Thổ Nhĩ Kỳ và Đức.
Các mục tiêu ban đầu của ransomware Bad Rabbit bao gồm Bộ Cơ sở hạ tầng của Ukraine và hệ thống giao thông công cộng của Kiev. Hãng tin Interfax của Nga cũng vừa đưa ra bản cập nhật chính thức cho biết họ đã bị tấn công và đang cố gắng khôi phục hệ thống. Công ty bảo mật Kaspersky báo cáo tập đoàn tin tức Fontanka.ru của Nga cũng bị ảnh hưởng. Cho đến nay, các hãng bảo mật Kaspersky và ESET đều nhận thấy mối liên kết giữa malware Bad Rabbit với NotPetya hay ExPetr.
Không giống như các virus gần đây, Bad Rabbit yêu cầu nạn nhân tải xuống và thực hiện tệp tin cài đặt Adobe Flash giả mạo, từ đó lây nhiễm vào máy tính của họ. Các nhà nghiên cứu về an ninh mạng cũng đã có liều "văcxin" nhằm chống lại phần mềm độc hại này.
Các máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại chuyển người dùng đến một tên miền đuôi .onion, ở đó họ được yêu cầu phải trả 0,05 Bitcoin hoặc khoảng 276 USD để đổi lấy dữ liệu. Đồng hồ đếm ngược trên trang web cho thấy giá tiền chuộc tăng lên khi thời gian tăng lên.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện biện pháp phòng ngừa malware nguy hiểm này:
Bước 1: Đầu tiên, tiến hành tạo 2 file như sau tại địa chỉ c:\windows:
infpub.dat
cscc.dat
Bạn có thể thao tác nhanh bằng cách chuột phải vào cmd.exe và click Run as administrator:
Sau đó, gõ vào lệnh như sau
echo ""> c:\windows\cscc.dat&&echo "" >c:\windows\infpub.dat
Bước 2: gỡ toàn bộ quyền các file vừa khởi tạo bằng cách chuột phải vào từng file, chọn Properties:
Bước 3: chọn tab Security
Nếu bạn không thấy Tab này xem thêm tại đây.
Bước 4: chọn Advanced, và mở cửa sổ sau lên:
Bước 5: bấm Change Permissions
Bước 6:  bỏ tick ở mục Include inheritable permissions from this object’s parents, một cửa sổ sẽ hiện ra và bạn chọn Remove:
Thực hiện thao tác với file còn lại và bạn đã xong.
Lưu ý: Với một số người dùng Windows 10, các bước thao tác ban đầu vẫn theo chỉ dẫn, nhưng thay vì bỏ tick ở ô Include inheritable permissions from this object’s parents, hãy chọn nút Disable inheritance. Sau đó chọn Remove all inherited permissions from this object

Thứ Ba, 22 tháng 8, 2017

MaSi

6 thủ thuật hạn chế email spam (thư rác)

Hiện nay, nạn email spam đã trở nên quá quen thuộc với phần lớn chúng ta. Chắc chắn rằng hòm thư Gmail , Yahoo hoặc Outlook của bạn sẽ nhận được rất nhiều email quảng cáo từ những công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào đó không hề quen biết. Và nguy cơ lây lan virus, trojan hoặc keylogger từ những spam này là rất cao. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 6 thủ thuật đơn giản để hạn chế tối đa nạn email spam.


1. Không bao giờ được chia sẻ email quá công khai hoặc trên các trang Web không có nguồn gốc rõ ràng

Như chúng ta đã biết, các địa chỉ email thường xuyên được thu thập bởi các website phishing, sau đó bán lại cho nhiều người khác. Những website này thường “bẫy” người dùng với những ý tưởng khá hấp dẫn, tất nhiên đều là giả mạo. Không nên để lại địa chỉ email trên những website như vậy:

2. Không được truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào đã được đánh dấu là Spam – thậm chí là những đường link bỏ đăng ký Unsubscribe

Trên thực tế, có khá nhiều dịch vụ email spam không chứa những đường dẫn Unsubscribe, không phải tất cả đều như vậy. Và khi người dùng nhấn vào các đường link Unsubscribe đó, có thể sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:
 - Đường dẫn đó sẽ bỏ đăng ký của tài khoản khỏi danh sách
 - Theo một cách nào đó, hệ thống sẽ xác nhận địa chỉ email của bạn và cho vào danh sách các email có sẵn để bán.

3. Tuyệt đối không sử dụng những địa chỉ email bắt đầu bằng admin hoặc webmaster cho website

Khi khởi tạo thông tin liên lạc của website, các bạn nên hạn chế việc dùng những địa chỉ email có dạng admin@abc.com hoặc webmaster@xyz.org.  Đơn giản bởi vì những tên này thường được dùng trong nhiều danh sách đã được tạo bằng cách thu thập tên miền, sau đó gán thêm admin@ và webmaster@ vào đằng trước.

4. Không sử dụng dịch vụ cung cấp email mặc định của webhost

Phần lớn các webhost hỗ trợ nhiều mailbox và 1 địa chỉ email được cung cấp ở chế độ mặc định để giao tiếp, liên lạc với môi trường bên ngoài. Chế độ mailbox mặc định được tạo sẽ nhận toàn bộ email đã được gửi tới domain – cho dù tên đang sử dụng là gì đi chăng nữa. Trong trường hợp website của bạn cho phép người quản trị áp dụng nhiều hơn 1 mailbox thì bạn nên tạo thêm mailbox khác để lưu trữ thông tin, dữ liệu quan trọng và liên lạc riêng. Và toàn bộ email “hợp pháp” của bạn sẽ được di chuyển vào mailbox vừa tạo đó,

5. Sử dụng dịch vụ Filter có sẵn

Outlook và Gmail đều tích hợp bộ lọc spam vào hộp thư của bạn. Bạn có thể tìm thấy chúng trong mục Spam (Gmail) hoặc Email rác (Outlook).Ngoài ra unroll.me cũng là một lựa chọn đơn giản để hạn chế email rác trong hộp thư của bạn.

6. Tạo các Rule riêng biệt dựa theo nhu cầu của người dùng

Đây là mẹo có thể coi là đơn giản và dễ áp dụng nhất, đó là tạo Rule riêng biệt đối với địa chỉ người gửi, và với cách làm này, các bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được lượng email nhận được từ bên ngoài. Tất cả các email không nằm trong danh sách được phép nhận sẽ chuyển thẳng vào thư mục thư rác.

Thứ Bảy, 12 tháng 8, 2017

MaSi

Tổng hợp những mật khẩu tệ nhất không nên dùng

Trong tháng 5 vừa qua, thế giới đã kỷ niệm Ngày Mật khẩu Thế giới (World Password Day) để khuyến khích thói quen sử dụng mật khẩu tốt hơn của người dùng internet trên toàn thế giới. Trong thời đại kỹ thuật số ngày nay, hầu hết mọi việc được thực hiện trực tuyến. Chính vì vậy, sẽ rất quan trọng nếu bạn có một mật khẩu đủ mạnh và an toàn để bảo vệ dữ liệu của mình.
Dưới đây là danh sách những mật khẩu mà bạn không nên dùng để tránh những rắc rối liên quan đến bảo mật.
1) 123456: Bây giờ đã là năm 2017, tại sao bạn nghĩ rằng mật khẩu này vẫn còn là một ý tưởng tốt?
2) password: Hãy tin rằng bạn có thể sáng tạo hơn so với mật khẩu này.
3) 12345: Mật khẩu này là đỉnh cao của sự lười biếng.
4) 12345678: Lại thêm một mật khẩu của người lười suy nghĩ.
5) football: "Soccer" thậm chí còn là một ý tưởng tốt hơn mật khẩu này.
6) qwerty: Sử dụng mật khẩu theo tên của một loại bàn phím phổ biến không phải là một ý tưởng hay.
7) 1234567890: Lại thêm một mật khẩu của người lười suy nghĩ.
8) 1234567: Lại thêm một mật khẩu của người lười suy nghĩ.
9) princess (Leia, Aurora hay Cinderella): Hoàn toàn không nên vì chúng quá phổ biến.
10) 1234: Một mật khẩu "lười biếng" khác.
11) login: Đừng làm điều này với tài khoản của bạn.
12) welcome: Đó là điều hacker nói khi truy cập thành công vào tài khoản của bạn.
13) solo: Chúng tôi hiểu sự đau khổ của việc độc thân nhưng cũng đừng vì thế mà sử dụng nó làm mật khẩu.
14) abc123: Lần sau hãy thử "xyz890".
15) admin: 1 trong 10 mật khẩu tệ nhất của nhiều năm liên tiếp
16) 121212: Bạn hoàn toàn có thể nghĩ ra một mật khẩu mạnh hơn để tránh rắc rối có thể xảy ra về sau.
17) flower: Hoa gì chứ hoa này thì hacker dễ đoán quá
18) passw0rd: Rất thông minh, nhưng các tin tặc thông minh hơn bạn vì họ có hoàn toàn có thể đoán ra mật khẩu này một cách dễ dàng.
19) dragon: Nghe có vẻ ngầu nhưng không phù hợp để dùng làm mật khẩu.
20) sunshine: Không bảo mật hơn bao nhiêu.
21) master: Hãy là người làm chủ an ninh mạng của chính mình và tránh sử dụng mật khẩu đơn giản này.
22) hottie: Không bảo mật hơn bao nhiêu.
23) loveme: Nếu yêu bản thân thì bạn nên chọn mật khẩu khác.
24) zaq1zaq1: Đây là các ký tự theo chiều thẳng đứng phía bên trái bàn phím của bạn, hãy thử gõ từ giữa bàn phím nếu bạn đang chuẩn bị làm điều này.
25) password1: Rất thông minh, nhưng các tin tặc thông minh hơn bạn vì họ có hoàn toàn có thể đoán ra mật khẩu này một cách dễ dàng.
26) starwars: Hãy đuổi cổ những kẻ đang cố gắng hack tài khoản của bạn bằng "StarTrek" thay vì "Starwars".
27) letmein: Có nghĩa là "Hãy để tôi vào". Nếu bạn dùng mật khẩu này, các tin tặc có thể hack tài khoản của bạn dễ dàng.
28) trustno1: Mật khẩu được tin tặc "tin tưởng số 1".
29) iloveyou: Nghe có vẻ lãng mạn nhưng không phù hợp để dùng làm mật khẩu.
30) superman: Bạn nghĩ hacker không xem phim này?
31) monkey: Bạn có thể sử dụng tên một loài thú có túi hoặc bò sát với những con số đi kèm
32) google: Bác này nổi tiếng quá rồi.
( ?Trạng thái của bài viết? )
Bạn có thể tham khảo top 500 mật khẩu tệ nhất mọi thời đại
MaSi

7 website giúp bạn theo dõi các cuộc tấn công mạng theo thời gian thực

Internet có thể là một nơi nguy hiểm, và nay bạn có thể xem sự nguy hiểm đó diễn ra như thế nào ở thời gian thực.
Dựa vào công nghệ phân tích và mạng lưới theo dõi virus hay mã độc rộng khắp, các bản đồ được giới thiệu trong bài viết sẽ mang đến cái nhìn toàn cảnh về các cuộc tấn công trên mạng Internet theo thời gian thực, qua đó giúp người dùng sớm đưa ra được những biện pháp phòng tránh hữu hiệu nhất.
1) Map.norsecorp.com là bản đồ tổng hợp bởi công ty bảo mật Norse.
2) Cybermap.kaspersky.com là bản đồ của Kaspersky
3) Sicherheitstacho.eu (được dịch đơn giản là “máy đo an ninh”) của công ty Deutsche Telekom.
4) Threatbutt.com/map
5) www.fireeye.com/cyber-map/ebc-view.html của ESG MalwareTracker
6) Threatmap.checkpoint.com/ThreatPortal/livemap.html
7) www.enigmasoftware.com/malware-research/malwaretracker/
MaSi

Cách bảo vệ thông tin cá nhân của bạn

Hiện nay, tin tặc ngày càng tinh vi hơn khi sử dụng hàng loạt các phần mềm độc hại mới khác nhau nhằm trộm cắp thông tin nhạy cảm của các cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều người dùng cá nhân và doanh nghiệp vẫn chưa nhận rõ mức độ vấn đề thực sự lớn như thế nào trong môi trường công nghệ hiện nay.

Sau khi nghiên cứu kỹ các cách thức thâm nhập đánh cắp thông tin trên mạng xã hội Facebook, một tổ chức có uy tín ở Mỹ đã đưa ra 10 cách tốt nhất để bảo vệ bí mật cá nhân của bạn trên mạng như sau:

1. Loại bỏ các thông tin cá nhân quan trọng lên mạng xã hội

Các thông tin như số điện thoại, địa chỉ, tuổi và trường học của con cái có thể mở đường cho hacker thu thập thêm nhiều thông tin nhạy cảm khác. Bạn phải giảm thiểu tối đa những thông tin trong mục “thông tin cá nhân”, phải chọn lọc kỹ với bất cứ ai mà bạn chưa quen và rất cảnh giác khi nhấn nút “like”.

2. Kiểm tra lại các cài đặt quyền riêng tư

Bạn nên thay đổi tùy chọn quyền riêng tư cho toàn bộ tài khoản của mình về “Bạn bè” (“Friends”) nhằm bảo vệ trang cá nhân của mình. Trang Facebook thỉnh thoảng lại tự thay đổi các cài đặt của bạn.

3. Bảo vệ mật khẩu và tăng cường độ khó của mật khẩu

Quá nhiều người sử dụng các mật khẩu dễ nhớ như 123456 hoặc ngày sinh. Mật khẩu càng dễ nhớ thì càng dễ bị bẻ. Bạn nên lựa chọn các mật khẩu phức tạp (kết hợp chữ cái, chữ số và ký tự đặc biệt).
Bạn có thể tham khảo danh sách các mật khẩu tệ hại nhất và công cụ tạo mật khẩu khó bị bẻ: http://passwordsgenerator.net/

4. Sử dụng nhiều mật khẩu

Bạn không nên chỉ dùng một mật khẩu duy nhất vì nếu bị bọn tội phạm lấy được, chúng có thể dễ dàng thâm nhập vào tất cả các tài khoản trên mạng của bạn.

5. Kiểm tra cài đặt bảo mật của điện thoại

Chuyển cài đặt vị trí GPS của bạn để “tắt” cũng có thể giữ nơi ở của gia đình bạn riêng tư hơn.

6. Cẩn thận với email lừa đảo (phishing)

Các loại email lừa đảo càng ngày càng tinh vi hơn. Hãy nhớ tuyệt đối không trả lời các email yêu cầu cung cấp mật khẩu và tên người dùng.

7. Giữ cho mạng Wi-Fi của mình luôn an toàn

Hãy đặt mật khẩu cho mạng Wi-Fi của mình, nhờ đó hacker sẽ không thể sử dụng mạng của bạn để thực hiện các hành vi xấu.

8. Hãy kiểm tra xem trình duyệt có đang sử dụng giao thức https hay không

Trước khi cung cấp thông tin chi trả vào bất cứ trang web nào, hãy kiểm tra xem trình duyệt của bạn có đang hiển thị địa chỉ bắt đầu bằng https, (thay cho http không có chữ ‘s’ ở cuối) hay không. Nếu trang web này không sử dụng https, đừng sử dụng trang web này.

9. Chú ý các thông báo về chi tiêu trong tài khoản

Hãy lưu ý đọc lại sao kê mỗi tháng để xem có khoản tiền nào được chuyển tới những người nhận “lạ” hay không. Nếu có, có thể bạn đã bị tấn công.

10. Giám sát những công việc hay tiến hành trên mạng

Hãy cảnh giác với bất cứ điều gì đáng ngờ trong thư, giống như thẻ tín dụng trước bạn đã không được áp dụng cho và cung cấp thông tin thẻ khác.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

MaSi

Cách phòng tránh và xử lí khi bị ransomware tấn công

Hình thức tấn công ransomware đang trở nên phổ biến trên thế giới, điển hình như Wanna Cry , Petya , ... kiếm về cho tin tặc rất nhiều tiền mỗi năm. Sau đây là 4 cách để phòng chống và xử lí khi bị ransomware tấn công:

1. Luôn phải thực hiện sao lưu dự phòng

Lời khuyên đầu tiên, cơ bản nhất của chúng tôi là : giữ bản sao lưu . Nghĩa là nếu bạn sao lưu dữ liệu quan trọng mỗi ngày thì bạn sẽ không bị tin tặc đe dọa bằng cách “bắt cóc” dữ liệu. Các dịch vụ lưu trữ đám mây như Google Drive, Dropbox, OneDrive, … có sẵn phần mềm để tự động đồng bộ dữ liệu của bạn ngay khi chúng bị thay đổi. Trong trường hợp các tập tin của bạn bị mã hóa, các dịch vụ này luôn cung cấp sẵn bản sao lưu trước đó cho bạn khôi phục dữ liệu dễ dàng. Tuy nhiên, các dịch vụ này tất nhiên sẽ chiếm 1 phần băng thông mạng của bạn và 1 khoản phí nếu bạn muốn sao lưu nhiều.
Đối với các cá nhân thì cũng có thể sử dụng ở cứng ngoài để sao lưu dữ liệu quan trọng. Điểm quan trọng của phương thức này là bạn phải nhớ ngắt kết nối thiết bị lưu trữ ngay sau khi sao lưu.

2. Cài đặt bản vá lỗi, cập nhật của hệ điều hành và phần mềm sẽ tăng cơ hội ngăn chặn hiểm họa

Luôn luôn cập nhật hệ điều hành và phần mềm chương trình để bảo vệ mới nhất của bạn, và cài đặt một hệ thống chống virus mạnh mẽ bao gồm bảo vệ ransomware.
Các tổ chức và cá nhân có thể dùng các chương trình bảo mật đầu cuối để bảo vệ hệ thống. Các chương trình này thường được cập nhật các phương thức để phát hiện ransomware hiệu quả nhất. Thậm chí học sâu (deep learning) cũng được áp dụng để phát hiện các loại ransomware chưa từng được nhận diện.
Tuy nhiên, không có phần mềm nào là hoàn hảo, bạn cũng nên cập nhật bản vá cho trình duyệt, hệ điều hành và các chương trình mình sử dụng để giảm thiểu nguy cơ. Thường đối với các trang web, các lỗ hổng của Java và Flash sẽ được nhắm đến, do đó bạn nên cập nhật chúng sớm nhất có thể.

3. Nói không với email và đường dẫn đáng ngờ

Một trong các phương thức lan truyền của ransomware là thông qua các email có nội dung lừa người dùng tải về các file chứa mã độc hoặc vào các trang web có mã độc. Một phương thức cao cấp hơn mà tin tặc đã khai thác thành công là tấn công vào các công ty quảng cáo online và biến các nội dung quảng cáo thành nơi lan truyền. Bạn có thể dùng chương trình chặn quảng cáo để chặn các quảng cáo độc hại này.
Tất nhiên, khi nói đến phương thức lan truyền dạng lừa đảo này thì nhận thức người dùng là yếu tố quan trọng nhất. Việc nhận biết các email lừa đảo hay thói quen quét virus trước khi mở file là rất cần thiết. Chú ý các file và những tập tin ẩn chứa nguy hiểm bao gồm: .exe, .hta, .wsf, .js… Có khả năng đánh cắp mật khẩu từ tất cả email của khách hàng bao gồm doanh nghiệp và gửi đến kẻ tấn công từ xa.

4. Khi đã bị tấn công

Nếu các tệp tin của bạn bị lây nhiễm, đừng đánh mất hy vọng: thay vào đó, hãy tìm kiếm thông qua các công cụ giải mã miễn phí có sẵn trực tuyến để xem liệu có ai đó đã phát triển một cách để bạn giải phóng các tệp tin được mã hóa của mình hay không. Bạn cũng có thể tìm những công cụ giải mã phần mềm tống tiền miễn phí tại:
Avast
- Emsisoft
- Kaspersky
- McAfee
No more ransom
* Công cụ kiểm tra ID Ransomware
Và trong khi bạn có thể bị ransomware tấn công, đừng trả tiền chuộc . Thanh toán không đảm bảo sự trở lại an toàn của tệp của bạn. Một khi họ có tiền của bạn, bọn tội phạm mạng có thể quyết định chỉ để lại các tập tin của bạn được mã hóa. Và việc trả tiền cũng thúc đẩy họ tấn công nhiều lần.

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

MaSi

Cách chặn đứng ransomware Petya

Chưa đầy sáu tuần sau cuộc tấn công của mã độc WannaCry, lại xuất hiện một ransomware mới đang lây lan trên toàn cầu.

Phát hiện mã độc mới mang tên Petya
Hãng quảng cáo WPP của Anh bị ransomware Petya làm đình trệ.
Theo một chuyên gia, ransomware mới, được gọi là Petya, có thể là virus tồi tệ nhất mà chúng ta từng chứng kiến. Ngay cả hệ thống giám sát bức xạ ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cũng đã bị ảnh hưởng bởi ransomware này.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu an ninh mạng Israel tại Boston đã tìm ra giải pháp ngăn chặn Petya lây lan.
Cuối ngày thứ Ba (28/6/2017), nhà nghiên cứu Amit Serper của công ty Cyberreason tại Boston đã tuyên bố rằng ông tìm ra một "tử huyệt" trong code của ransomware Petya.
"Tôi đã tìm ra cách ngăn chặn mã độc mới", Serper chia sẻ trên Twitter.
"Tạo một tập tin trong c:windows với tên gọi perfc không có phần mở rộng sẽ khiến mã độc Petya ngừng hoạt động".
Bạn có thể tải sẵn file tại đây.
Nếu muốn làm thủ công thì có thể thực hiện theo cách đơn giản sau. Với những người dùng am hiểu nhiều hơn về máy tính có thể tìm ra những cách tốt hơn để bảo vệ mình thay vì chỉ có cách như dưới đây:
Đầu tiên, hiển thị phần mở rộng của file. Trên Windows 7 vào Folder Options > View >bỏ tích tại Hide extensions for known file types, từ Windows 8 trở lên, mở thư mục bất kỳ > View > tích vào File name extensions.
Mở C:\Windows, kéo xuống cho đến khi tìm thấy notepad.exe, sao chép file này và dán thẳng vào thư mục đang mở (ctrl + c, ctrl + v), nhấp vào Continue trong cửa sổ hiện ra, bạn sẽ thấy xuất hiện file notepad - Copy.exe, chọn file, nhấn F2 (để đổi tên, có thế chuột trái > Rename) và đổi tên thành perfc > Enter > Yes để xác nhận đổi tên.
Để chuyển file perfc này sang read-only, chuột phải lên file > Properties > tích vàoRead-only > Apply > OK.
Cửa sổ Properties sẽ đóng lại, và lúc này máy tính của bạn có thể miễn nhiễm với Petya rồi.
Sau khi thử nghiệm, các chuyên gia khác khẳng định rằng phương thức của Serper có hiệu nghiệm.
Trong hướng dẫn về cách trả tiền chuộc, kẻ tấn công yêu cầu nạn nhân gửi email tới địa chỉ "wowsmith123456@posteo.net" để lấy mã khóa. Tuy nhiên, Posteo, một nhà cung cấp dịch vụ email có trụ sở tại Berlin, Đức tuyên bố rằng họ đình chỉ hoạt động của email kể trên, cắt đứt liên lạc giữa nạn nhân và kẻ phát tán mã độc. Các chuyên gia cũng khuyên người dùng không nên trả tiền chuộc.
Theo Tomsguide

Thứ Ba, 16 tháng 5, 2017

MaSi

Microsoft phát hành bản vá khẩn cấp ransomware Wanna Cry

Giữa tháng 5 năm 2017, giới an ninh mạng và truyền thông toàn cầu lao đao vì sự xuất hiện của ransomware Wanna Cry (còn được gọi là Wanna Crypt, Wanna Cryt0r).

Cách thức hoạt động của ransomware Wanna Crypt (Wanna Cry) và các biến thể của mã độc tống tiền này rất đơn giản. Nó khai thác một lỗ hổng trên hệ điều hành Windows được nắm giữ bởi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) và sử dụng chính những công cụ của NSA để lây lan mã độc Wanna Cry.

Người dùng Windows XP, Windows 8 và Windows Server 2003 giờ có thể tải bản vá từ Microsoft Update Catalog và được khuyến khích nên cập nhật hệ thống sớm nhất có thể, bởi số lượng bị máy tính tấn công đang ngày càng tăng.
Bạn có thể tải bản vá này của Microsoft tại đây.

Màn hình máy tính nhiễm WannaCry
Giao diện của Wanna Cry có 1 dòng rất đặc biệt:
"We will have free events for uses who are so poor that they couldn't pay in 6 months."

Một số cách chặn Wanna Cry

Cách 1: Đóng Các Cổng 445, 135, 138 Để Chặn Ransomware WannaCry

Trên các phiên bản Windows 10, 8.1, 8 và 7 và trên các phiên bản cũ hơn như Windows Vista, XP hay Windows 2000, việc đóng các cổng 445, 135, 138, 139 là cần thiết để ngăn chặn các cuộc tấn công của malware (các phần mềm độc hại), đặc biệt là WannaCry.

Khi trạng thái các cổng là LISTENING, WannaCry cũng như các phần mềm độc hại khác có thể dễ dàng tấn công máy tính của bạn và đòi tiền chuộc. Để kiểm tra các cổng này có đang mở:
Bước 1: Mở cửa sổ Command Prompt .
Bước 2: Nhập lệnh dưới đây vào cửa sổ Command Prompt: netstat -na
Bước 3: Nhấn Enter .

Nếu trạng thái các cổng 135, 445 và 139 là LISTENING , bạn có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp dưới đây để đóng các cổng lại.

- Đóng các cổng 445, 135, 138, 139 thông qua Firewall:
Bước 1: Mở Control Panel .
Bước 2: Tìm và click chọn Windows Firewall .
Bước 3: Tiếp theo click chọn Advanced Settings .
Bước 4: Click chọn Inbound Rule .
Bước 5: Ở khung bên phải, tìm và click chọn New rule .
Bước 6: Chọn Port .
Bước 7: Click chọn Next .
Bước 8: Chọn Specific local ports .
Bước 9: Nhập 135, 137, 138, 139, 445 .
Bước 10: Click chọn Next .
Bước 11: Chọn Block the connection .
Bước 12: Click chọn Next .
Bước 13: Đánh tích chọn 3 hộp checkbox rồi click chọn Next .
Bước 14: Tại khung Name , nhập là Close the port .
Bước 15: Click chọn Finish.
Kích đúp chuột vào rule mà bạn vừa tạo để xác minh lại các cổng.

- Đóng các cổng 445, 135, 138, 139 thông qua Command Line:
Mở Comamnd Prompt, sau đó nhập các dòng lệnh dưới đây vào để đóng các cổng:
netsh advfirewall set allprofile state on
netsh advfirewall firewall add rule dir=in action=block protocol=TCP localport=445 name="Block_TCP-445"
netsh advfirewall firewall add rule dir=in action=block protocol=TCP localport=135 name="Block_TCP-135"
netsh advfirewall firewall add rule dir=in action=block protocol=TCP localport=138 name="Block_TCP-138"
netsh advfirewall firewall add rule dir=in action=block protocol=TCP localport=139 name="Block_TCP-139"

- Đóng các cổng 445, 135, 138, 139 bằng cách tinh chỉnh Registry
Ngoài các phương pháp trên bạn còn có thể sử dụng phương pháp tinh chỉnh Registry để ngăn chặn WannaCry.
Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run.
Bước 2: Nhập regedit vào cửa sổ Run rồi nhấn Enter.
Bước 3: Trên cửa sổ Registry Editor bạn điều hướng theo key:
HKEY_LOCAL_MACHINE\SYSTEM\CurrentControlSet\services\NetBT\Parameters

Lưu ý:
Nếu sử dụng Windows 10 Creators Update bạn có thể dán trực tiếp key trên vào thanh địa chỉ rồi nhấn Enter.

Bước 4: Tại key Parameters , kích chuột phải vào khoảng trống bất kỳ ở khung bên phải, chọn New.
Bước 5: Chọn DWORD (32-bit) Value hoặc QWORD (64-bit) Value .
Bước 6: Đặt tên cho value bạn vừa tạo là SMBDeviceEnabled .
Bước 7: Kích đúp chuột vào SMBDeviceEnabled .
Bước 8: Thay đổi giá trị trong khung Value Data là 0 .

Lưu ý:
Registry Editor là cơ sở dữ liệu "nhạy cảm" của Windows, do đó bạn nên tiến hành sao lưu Registry Editor trước khi tiến hành tinh chỉnh để tránh trường hợp xấu xảy ra.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm một số cách để đóng cổng 445  trên Windows để chặn virus WannaCry và các các cổng mạng khác nữa.

Cách 2: VÔ HIỆU HÓA DỊCH VỤ MÁY CHỦ (SERVER SERVICE) ĐỂ BẢO VỆ MÁY TÍNH WINDOWS KHỎI CÁC CUỘC TẤN CÔNG MẠNG (CYBERATTACK)

Ngoài việc vô hiệu hóa các cổng TCP, nếu đang sử dụng laptop hoặc máy tính Windows 7 việc vô hiệu hóa máy chủ (server) cũng khá quan trọng.
1. Mở cửa sổ Windows Services bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở cửa sổ Run, sau đó nhập services.msc vào đó rồi nhấn Enter.
2. Tìm và kích đúp chuột vào service có tên Server .
3. Trên cửa sổ Server Properties (Local Computer), thiết lập mục Startup type là Disable .
4. Click chọn nút Stop .
5. Click chọn Apply => OK .
Để tăng cường thêm lớp bảo vệ máy tính Windows, ngăn chặn WannaCry , thực hiện lại các bước để đóng từng cổng TCP một.

Thứ Sáu, 5 tháng 5, 2017

MaSi

11 phần mềm diệt virus miễn phí 2017

Avast Free Antivirus

Avast threat detection
Cộng hòa Séc
 Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Hầu hết phiên bản Mac OSX. Sau 25 năm đổi mới, Avast vẫn là chống virus đáng tin cậy nhất trên thế giới.
Nếu bạn chưa nghe nói về AVAST, chúng tôi chỉ tên đáng tin cậy nhất trong chống virus, tích cực bảo vệ hơn 200 triệu máy tính, Mac và Android. Vì vậy, nhiều người tin tưởng Avast bởi vì nó đã được bảo vệ thiết bị và dữ liệu trong 25 năm, trong hơn 40 ngôn ngữ (nhiều hơn bất kỳ giải pháp chống virus khác), trên mọi châu lục đông dân nhất thế giới.
Avast! Free Antivirus là lựa chọn hàng đầu cho miễn phí phần mềm diệt virus tốt nhất trong sự phát triển gần đây. Avast đã dần được cải thiện tỷ lệ phát hiện của nó trong vài năm qua và bây giờ đứng với vị trí tốt nhất. Avast có hầu hết các tính năng của tất cả các antivirus miễn phí với đầy đủ khả năng thời gian thực bao gồm cả web, e-mail, IM, P2P và mạng lưới lá chắn, quét lúc khởi động, và ngăn chặn hành vi xâm nhập.
Bạn có thể download phần mềm diệt virus Avast tại đây. | Xem cách cài đặt phần mềm diệt virus Avast

Bkav Home và Bkav Home Plus   


Việt Nam
BkavBkav
Bạn có thể download Bkav Home tại đây. Bạn có thể download Bkav Home Plus tại đây.
Tính năng của 2 phần mềm (miễn phí)
Tính năng

Bkav Home Plus
BkavHome
Quét virus trong bộ nhớ

Quét theo lịch

Hoạt động ở chế độ nền

Tải phần mềm an toàn – Safe Download

Cập nhật tự động


Bảo vệ Registry


Tường lửa cá nhân


Tự phòng vệ


Quét sâu


Quét thông minh


Quét nhanh


Tối ưu hóa bộ nhớ


Quét file nén


Diệt Adware  Anti Leak

Bảo vệ thời gian thực  Realtime Protection

Diệt Trojan, BackDoor

FortiClient 

diet virus mien phi
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Mac OS X Snow Leopard (10.6) trở lên; iOS và Android
FortiClient là một chương trình diệt virus miễn phí hiệu quả trong khả năng lọc tìm web, tối ưu hóa tường lửa, kết nối internet và kiểm soát nguồn dữ liệu. Chương trình cũng cung cấp khả năng phát hiện nguy hiểm tuyệt vời và thậm chí gồm cả VPN Client.
Bạn có thể tải FortiClient tại đây.

AdAware Free Antivirus

Thụy Điển
Tương thích với nền tảng: Windows XP, Windows 7, Windows 8.1 và Windows 10.
Lavasoft’s AdAware thực sự là một công cụ bảo vệ đáng tin cậy. Quá trình cài đặt chương trình khá đơn giản và dễ dàng. Phiên bản mới nhất của Lavasoft’s AdAware có những cải tiến lớn so với phiên bản trước đó. Một vài tính năng mới được tích hợp vào chương trình như Sandbox, lên lịch quét và quét theo yêu cầu.
Để nhanh chóng đáp ứng được mong đợi của người dùng, Lavasoft đưa ra chương trình DAdAware Free Antivirus nhận dạng quảng cáo +11, một công cụ với giao diện người dùng dễ chịu và thu hút cùng với một khả năng diệt virus mới đi kèm.
Bạn có thể tải AdAware Free Antivirus tại đây. | Xem cách cài đặt AdAware Free Antivirus.

Qihoo 360 Total Security 

Trung Quốc
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn (Windows 10); Mac OS X 10.7 hoặc mới hơn bao gồm OS X Yosemite; Android.
Là một chương trình có nền tảng tại Trung Quốc, Qihoo 360 cung cấp tính năng toàn diện, hiệu quả, nền tảng thân thiện với người dùng trên di động và mục tiêu hướng tới bảo vệ người dùng máy tín khỏi các trang web độc hại và nguy hiểm. Công nghệ bảo vệ nền tảng đám mây của Qihoo 360, Qihoo 360 loại bỏ các phần mềm diệt vi rút miễn phí khác nhờ sử dụng ba bộ máy AV khác nhau bao gồm bộ máy “nền tảng tổng kiểm tra” được sở hữu bởi Qihoo; một bộ máy nghiên cứu QVM và một bộ máy cục bộ BitDefender.
Chương trình cũng cung cấp một sandbox thông qua đó có thể kiểm tra những mối hiểm họa đặt ra bởi những chương trình không rõ ràng. Chương trình thiếu sự cung cấp của hệ thống kiểm soát dữ liệu, Tường lửa và tính năng sao lưu dữ liệu.
Bạn có thể tải Qihoo 360 Total Security tại đây.

Comodo Antivirus 


Comodo Antivirus Software
Mỹ
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn (Windows 10); Mac OS X 10 hoặc cao hơn; Android.
Chương trình diệt vi rút Comodo bao gồm nhiều bộ máy phát hiện vi rút, rootkits, chương trình gián điệp và những phần mềm độc hại khác. Chường trình sử dụng tính năng bảo vệ thuộc sở hữu của Comodo, do đó bảo vệ hệ thống khỏi các tệp tin không nguồn gốc khi xem chúng như các mối nguy hiểm. Chương trình cũng cung cấp bảo vệ truy cập/tồn tại, nền tảng đám mây, và sanbox tự động.
Bạn có thể tải Comodo Antivirus tại đây.

 Avira Free Antivirus  


Speedup for PC, Optimizer for Android
Đức
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Mac OSX 10.9 (Mavericks) hoặc cao hơn; Android 2.2.
Được xếp hạng là một trong những những phần mềm diệt vi rút tốt nhất hiện nay, Avira tự hào về khả năng phát hiện đặc biệt và tỉ lệ ngăn chặn nguy hiểm. Chương trình cũng tương thích với bất kỳ máy tính nào, kể cả những máy tính cũ. Cung cấp khả năng hoạt động quét nhanh, tính năng bảo vệ chống phần mềm độc hại, bảo vệ chống phần mềm gián điệp, bảo vệ trình duyệt và quét dựa trên nền tảng đám mây tốt nhất. Mặc dù vậy, Avira cũng có 1 vài khuyết điểm đó là giao diện chưa được thân thiện cũng như việc cài đặt khá chậm so với các phần mềm Antivirus miễn phí khác. Và nếu Ram của bạn quá ít thì Avira có thể sẽ gây trở ngại cho máy tính.
Theo công ty thử nghiệm AV-TEST, một trong những trang web thử nghiệm chống virus tốt nhất từ Đức, Avira cung cấp sự bảo vệ mạnh nhất chống lại phần mềm độc hại cả diện rộng và zero-day.
Mặc dù có vài khuyết điểm nhưng tính hiệu quả của Avira Free Antivirus rất xứng đáng ở vị trí thứ 6 trong bài viết tổng hợp này.
Bạn có thể tải Avira Free Antivirus tại đây.

MalwareBytes

diet virus mien phi
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn
Malwarebytes là một trong những giải pháp phát hiện phần mềm độc hại được đánh giá rất cao và dần đang được nhiều người biết đến. Chương trình khá nhỏ nhẹ và giao diện thân thiện. Một trong những tính năng tốt nhất của MalwareBytes là phát hiện dựa trên hành vi của virus trên một máy tính.
Hạn chế lớn nhất là các tính năng nâng cao không được trang bị trong phiên bản miễn phí, nó chỉ có trên phiên bản cao cấp. Tuy vậy, Malwarebytes vẫn là một trong những phần mềm diệt virus hàng đầu và các sản phẩm đáng tin cậy nhất khi nói đến việc truy tìm, hầu hết các mối đe dọa tiên tiến mới nhất mà các phần mềm chống virus khác có thể không phát hiện được.

AVG Free Antivirus 

diet virus mien phi
Cộng hòa Séc
Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Mac OSX.
Chắc chắn, AVG antivirus là một trong những phần mềm diệt virus miễn phí tốt nhất và phổ biến nhất. Hơn nữa, phiên bản 2016 đã được cải tiến giao diện người dùng tốt hơn, một hệ thống quét dựa trên nền tảng đám mây và khả năng chặn các liên kết bị nhiễm các mối nguy hiểm bên cạnh việc phát hiện thường lệ và tiêu diệt virus.
Tải AVG Free Antivirus tại đây. | Xem cách cài đặt AVG Free Antivirus

BitDefender Antivirus Free Edition  

Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Android 2.3 hoặc cao hơn
Bitdefender Antivirus Free Edition là một phiên bản chương trình miễn phí phát hành gần đây của các antivirus thương mại phổ biến.Với giao diện thân thiện giản và dễ sử dụng này cung cấp một giải pháp thân thiện cho những người mới.
Chương trình này là cực kỳ nhỏ gọn, tải và cài đặt trong vòng chưa đầy một phút trên máy tính thử nghiệm. Một giao diện rất cơ bản sau đó cung cấp hiệu quả theo yêu cầu và tự động quét, thời gian thực chống virus và bảo vệ chống giả mạo.
Bạn có thể download phần mềm tại đây. | Xem cách cài đặt Bitdefender Antivirus Free Edition

Panda Cloud Antivirus Free 

diet virus mien phi
Tây Ban Nha
Nhỏ và đơn giản, Panda Cloud Antivirus là chương trình diệt virus miễn phí bảo vệ chống virus, và có thể được sử dụng cùng với nhiều công cụ bảo mật khác. Cùng với MSE, nó là một sự lựa chọn tuyệt vời cho người dùng với một giao diện đơn giản và các tính năng hoàn toàn tự động với tự động cập nhật và loại bỏ các phần mềm độc hại. Tương thích với nền tảng: Windows XP hoặc cao hơn; Android.
Mức độ phát hiện thường là rất cao. PCA sử dụng công nghệ "đám mây" để cung cấp cho một bản phát hành nhanh hơn nhiều các bản cập nhật được lưu trữ trên mây cho máy tính cá nhân của người dùng.
Tải phần mềm Panda Cloud Antivirus tại đây. | Xem cách cài đặt Panda Cloud Antivirus.
Theo topthuthuat.com
Chú ý: Bạn chỉ nên chạy một phần mềm chống virus trên máy tại một thời điểm mà thôi. Các app antivirus sẽ đào sâu vào hệ thống để quản lí hoạt động của máy, kiểm tra các phần mềm trước khi chạy, scan những thứ bạn tải về hoặc những thiết bị ngoại vi được cắm vào PC.
Nếu bạn có nhiều hơn một app chống virus, chúng sẽ xung đột lẫn nhau trong quá trình hoạt động khiến máy có những "hành vi" lạ, thậm chí là bị khởi động lại hoặc màn hình xanh chết chóc. Một số thậm chí còn nhận phần mềm chống virus như là malware và cố gắng gỡ bỏ nó khỏi máy tính của bạn nữa.
Cũng chính vì điều này mà thông thường, khi cài các phần mềm diệt virus, bạn sẽ nhận được cảnh báo tương tự như những gì mình đã nói đến ở trên. Một số phần mềm, ví dụ như Avast, Kaspersky hay Norton, sẽ không cho bạn tiếp tục tiến hành cài nếu như chưa gỡ bỏ phần mềm antivirus đang có.
Quảng cáo ở đây
Quảng cáo ở đây